Cuộc sống qua ảnh

Làng Chăm bên dòng sông Hậu

15:25, 05/03/2017 (GMT+7)

Tỉnh An Giang hiện có 9 làng Chăm, ước tính có khoảng 12.700 người Chăm sinh sống, với những nét văn hóa mang đậm bản sắc riêng. Người Chăm An Giang không xây tháp như ở miền Trung, nhưng ở làng nào cũng có Thánh đường Hồi giáo. Tất cả Thánh đường đều có biểu tượng vầng trăng khuyết, với màu chủ đạo là màu trắng và xanh dương cùng mái vòm đặc trưng.

Đà Nẵng cuối tuần xin giới thiệu vài hình ảnh về làng Chăm ở Châu Phong của tác giả Bùi Anh Chung, công tác tại Báo Đà Nẵng.

Thánh đường Mubarak, di tích lịch sử cấp quốc gia có kiến trúc hoàn toàn khác với các kiểu kiến trúc của chùa Hoa, chùa Việt hay chùa Khmer. Cổng chính của thánh đường hình vòng cung, phía trước và trên nóc có một tháp lớn hai tầng, nóc tháp hình bầu dục, dưới chân tháp có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao. Không gian bên ngoài thánh đường rộng rãi và thoáng mát với tông màu trắng – xanh làm dịu mắt với cái nắng “đổ lửa” nơi đây.
Thánh đường Mubarak, di tích lịch sử cấp quốc gia có kiến trúc hoàn toàn khác với các kiểu kiến trúc của chùa Hoa, chùa Việt hay chùa Khmer. Cổng chính của thánh đường hình vòng cung, phía trước và trên nóc có một tháp lớn hai tầng, nóc tháp hình bầu dục, dưới chân tháp có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao. Không gian bên ngoài thánh đường rộng rãi và thoáng mát với tông màu trắng – xanh làm dịu mắt với cái nắng “đổ lửa” nơi đây.
Thánh đường là nơi cầu nguyện, hành lễ vừa là trường học dạy chữ  cho con em người Chăm. TRONG ẢNH: Giờ tan học nơi thánh đường Masjid Jamiul Azhar.
Thánh đường là nơi cầu nguyện, hành lễ vừa là trường học dạy chữ cho con em người Chăm. TRONG ẢNH: Giờ tan học nơi thánh đường Masjid Jamiul Azhar.
Phụ nữ Chăm lúc nào cũng có chiếc khăn choàng đầu được thả lơi hoặc cột gọn bao trùm mái tóc.
Phụ nữ Chăm lúc nào cũng có chiếc khăn choàng đầu được thả lơi hoặc cột gọn bao trùm mái tóc.
Cầu nguyện hằng ngày là một trong 5 điều bắt buộc của các tín đồ Islam, riêng ngày thứ sáu (12 giờ), tất cả mọi người phải đến thánh đường lớn để cầu nguyện, còn phụ nữ thì cầu nguyện tại nhà. TRONG ẢNH: Xem kinh trước giờ cầu nguyện.
Cầu nguyện hằng ngày là một trong 5 điều bắt buộc của các tín đồ Islam, riêng ngày thứ sáu (12 giờ), tất cả mọi người phải đến thánh đường lớn để cầu nguyện, còn phụ nữ thì cầu nguyện tại nhà. TRONG ẢNH: Xem kinh trước giờ cầu nguyện.
Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời của người Chăm An Giang mà những người phụ nữ Chăm ở đây đều thành thạo, nhuần nhuyễn. Tại Châu Phong, làng Chăm lớn nhất ở An Giang, có trên 500 hộ và hơn 2.500 người, phần lớn sống bằng nghề dệt, các sản phẩm dệt ở đây có xà rông, áo, khăn choàng, nón, túi xách…
Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời của người Chăm An Giang mà những người phụ nữ Chăm ở đây đều thành thạo, nhuần nhuyễn. Tại Châu Phong, làng Chăm lớn nhất ở An Giang, có trên 500 hộ và hơn 2.500 người, phần lớn sống bằng nghề dệt, các sản phẩm dệt ở đây có xà rông, áo, khăn choàng, nón, túi xách…
“Chốn về” của người Chăm Islam. Nghĩa trang thường ở phía sau khuôn viên thánh đường. Bia với biểu tượng vành trăng khuyết và ngôi sao đặc trưng, cùng vài dòng chữ đơn giản bằng tiếng Ả Rập.
“Chốn về” của người Chăm Islam. Nghĩa trang thường ở phía sau khuôn viên thánh đường. Bia với biểu tượng vành trăng khuyết và ngôi sao đặc trưng, cùng vài dòng chữ đơn giản bằng tiếng Ả Rập.

 Hãy gửi cho chúng tôi những tác phẩm mà các bạn yêu thích. Địa chỉ: hopthubaodanang@gmail.com

.