Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh

.

Hiện nay, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang dần ổn định trở lại. Tuy vậy, tác động của Covid-19 đối với doanh nghiệp tại các khu công nghiệp (KCN), khu công nghệ cao (KCNC) là không ít nên cần thêm nhiều giải pháp hỗ trợ để duy trì và đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công ty CP Thương mại và Thủy sản Thuận Phước (Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang) quyết tâm thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch vừa sản xuất. Ảnh: Vũ Lê
Công ty CP Thương mại và Thủy sản Thuận Phước (Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang) quyết tâm thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch vừa sản xuất. Ảnh: Vũ Lê

Doanh nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh, thị trường cung - cầu trong nước bị thu hẹp, hoạt động xuất, nhập khẩu bị đình trệ... là những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thành phố phải đối mặt trong khoảng thời gian bùng phát Covid-19 vừa qua. Để duy trì hoạt động, nhiều DN đã áp dụng các giải pháp như điều chỉnh nhân lực, cắt giảm chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi phương thức cũng như chiến lược phát triển; nhanh chóng nỗ lực tìm hướng đi mới như đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, chuyển đổi mặt hàng sản phẩm chủ lực, tích cực tìm kiếm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Bà Mai Thị Thanh Hương, Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH Sinaran Việt Nam (Khu công nghiệp An Đồn (quận Sơn Trà) cho biết, đối với các đơn hàng bị chậm trễ trong thời gian tạm nghỉ, công ty đã thương thảo với các đối tác dời thời gian xuất hàng. Đồng thời, công nhân của công ty cũng tích cực làm việc để bù đắp lượng hàng chậm trễ. “Các đối tác cũng đồng ý cho phía công ty đẩy lùi thời gian xuất hàng do thấu hiểu ảnh hưởng của dịch bệnh đối với hoạt động sản xuất. Khi trở lại hoạt động, công ty tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để bảo đảm an toàn cho công nhân cũng như khôi phục và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh”, bà Mai Thị Thanh Hương cho hay.
Còn Công ty Châu Đà (Khu công nghiệp Hòa Cầm) đã lên ý tưởng, thiết kế thực hiện máy sản xuất khẩu trang tự động với tốc độ sản xuất lên đến 100 chiếc/phút. Sau khoảng 3 tháng nghiên cứu, máy được chuyển giao cho một số đơn vị với giá thành 1,6 - 1,8 tỷ đồng mỗi chiếc. Hiện công ty đã xây dựng được mạng lưới khách hàng ở hơn 40 thị trường trong và ngoài nước.

Khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất

Theo ông Phạm Trường Sơn, Trưởng ban Quản lý KCNC và các KCN Đà Nẵng, hiện có khoảng 490 DN hoạt động trong các KCNC và các KCN thành phố với hơn 77.000 lao động. Tuy nhiên, tác động của Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất. Qua thời gian hoạt động do Covid-19, các DN trong các KCN thành phố đã phát hiện những hạn chế là các dự án phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu và các nước trong khu vực, khi xảy ra đứt gãy đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của DN; các dự án phụ thuộc lớn vào lực lượng nhân công giá rẻ. Khi có lệnh phong tỏa, cách ly hoặc chuyên gia không nhập cảnh được, buộc các nhà máy phải ngưng sản xuất; nhiều lĩnh vực sản xuất tập trung vào công đoạn gia công xuất khẩu.

“Một trong những thách thức lớn nhất đối với các DN đối mặt sau Covid-19 là nhu cầu huy động vốn để duy trì, khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, tình hình Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với các DN có đầu ra, đầu vào phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Việc kiểm soát tốt Covid-19 tại Việt Nam và tại Đà Nẵng nói riêng là cơ hội để DN tại KCNC và các KCN sớm phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng là dịp để các DN tự làm mới mình, tìm ra hướng đi mới phù hợp để khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát triển mạnh mẽ hơn. Đây cũng là tiền đề cho sự phát triển bền vững hơn trong thời gian tới”, ông Phạm Trường Sơn nói.

Với tình hình thực tế sản xuất tại các KCN trên địa bàn thành phố, ngoài các chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương đã và đang thực hiện, Ban Quản lý KCNC và các KCN Đà Nẵng đã đề xuất thực hiện thêm giải pháp hỗ trợ để duy trì hoạt động sản xuất để góp phần lấy lại đà tăng trưởng kinh tế của thành phố. Cụ thể, khảo sát các thiệt hại của DN để báo cáo đề xuất thực hiện đối thoại giữa lãnh đạo thành phố và các DN; khuyến khích các dự án chuyển đổi từng bước sang mô hình nhà máy thông minh, nhà máy tự động, áp dụng các nền tảng tự động hóa và robot.

Thành phố tiếp tục hỗ trợ, tạo thuận lợi trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ các tỉnh, thành vào các KCN, KCNC, người lao động ở các tỉnh lân cận làm việc tại các KCN, KCNC Đà Nẵng. Đồng thời hỗ trợ các chuyên gia, người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc, công tác tại thành phố Đà Nẵng theo đúng quy định của Trung ương về phòng, chống dịch; phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và kết nối DN; khuyến khích xây dựng các nền tảng trực tuyến giúp các DN trong và ngoài nước xúc tiến trao đổi, đàm phán đơn hàng, hợp tác tìm kiếm thị trường, mở rộng và đa dạng chuỗi cung ứng...

TRẦN KHANG-VĂN HOÀNG

;
;
.
.
.
.
.
trung tâm mua sắm Đặng Gia chuyên thiết bị công nghiệp giá tốt áo thun đồng phục cao cấp Tủ Lạnh âm Tủ Gaggenau 467 Lít RC472305 nhập khẩu ĐứcĐơn vị cung cấp Thăng Hạng Giấc Ngủ Cùng Nệm Xịn uy tín Tham khảo xưởng may đồng phục đi biển đẹp thay pin chìa khoá mazda 3 chai lọ mỹ phẩm tphcm ifree