Vệ tinh MicroDragon do Việt Nam chế tạo sắp phóng lên vũ trụ

.

7 giờ 50 (giờ Việt Nam) ngày 17-1, tên lửa Epsilon mang theo 7 vệ tinh, trong đó có MicroDragon của Việt Nam phóng lên quỹ đạo tại Nhật Bản.

Vệ tinh Micro Dragon do đội ngũ kỹ sư, nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo sẽ được phóng lên vũ trụ. (Ảnh: VNSC).
Vệ tinh Micro Dragon do đội ngũ kỹ sư, nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo sẽ được phóng lên vũ trụ. (Ảnh: VNSC).
Sự kiện đánh dấu bước đi mới trong hành trình từng bước làm chủ công nghệ vũ trụ ở Việt Nam. (Ảnh: VNSC).
Sự kiện đánh dấu bước đi mới trong hành trình từng bước làm chủ công nghệ vũ trụ ở Việt Nam. (Ảnh: VNSC).
Dự kiến 7h50 sáng 17/1 (giờ Việt Nam), Micro Dragon sẽ được JAXA phóng lên vũ trụ cùng 6 vệ tinh khác của Nhật Bản bằng tên lửa đẩy Epsilon số 4 tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản. (Ảnh: VNSC).
Dự kiến 7h50 sáng 17/1 (giờ Việt Nam), Micro Dragon sẽ được JAXA phóng lên vũ trụ cùng 6 vệ tinh khác của Nhật Bản bằng tên lửa đẩy Epsilon số 4 tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản. (Ảnh: VNSC).
Khoảng 1h5 phút sau khi phóng lên vũ trụ, Micro Dragon sẽ tách khỏi tên lửa đẩy trên bầu trời Cuba. (Ảnh: VNSC).
Khoảng 1h5 phút sau khi phóng lên vũ trụ, Micro Dragon sẽ tách khỏi tên lửa đẩy trên bầu trời Cuba. (Ảnh: VNSC).
Khoảng 1-2 ngày sau trạm mặt đất có thể thu nhận những tín hiệu đầu tiên từ vệ tinh. (Ảnh: VNSC).
Khoảng 1-2 ngày sau trạm mặt đất có thể thu nhận những tín hiệu đầu tiên từ vệ tinh. (Ảnh: VNSC).
Sau khoảng thời gian hoạt động thử nghiệm từ 1-3 tháng trên vũ trụ, vệ tinh sẽ vận hành ổn định. (Ảnh: VNSC).
Sau khoảng thời gian hoạt động thử nghiệm từ 1-3 tháng trên vũ trụ, vệ tinh sẽ vận hành ổn định. (Ảnh: VNSC).
Sau khi phóng lên vũ trụ, Micro Dragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. (Ảnh: VNSC).
Sau khi phóng lên vũ trụ, Micro Dragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. (Ảnh: VNSC).
Vệ tinh Micro Dragon đánh dấu bước phát triển tiếp theo trong việc làm chủ ngành công nghệ vũ trụ ở Việt Nam. (Ảnh: JAXA).
Vệ tinh Micro Dragon đánh dấu bước phát triển tiếp theo trong việc làm chủ ngành công nghệ vũ trụ ở Việt Nam. (Ảnh: JAXA).
Tên lửa Epsilon số 4 mang theo 7 vệ tinh thử nghiệm công nghệ, gồm: vệ tinh nhỏ của JAXA (200 kg); 3 vệ tinh dòng micro (60 kg) của Đại học Tohoku, MicroDragon (50 kg) của Việt Nam, ALE-1 (68 kg) của công ty ALE  và 3 vệ tinh lớp cubesat (4 kg) và một số vệ tinh khác nặng từ 1 đến 3 kg. Tên lửa sẽ phóng tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản. (Ảnh: JAXA).
Tên lửa Epsilon số 4 mang theo 7 vệ tinh thử nghiệm công nghệ, gồm: vệ tinh nhỏ của JAXA (200 kg); 3 vệ tinh dòng micro (60 kg) của Đại học Tohoku, MicroDragon (50 kg) của Việt Nam, ALE-1 (68 kg) của công ty ALE và 3 vệ tinh lớp cubesat (4 kg) và một số vệ tinh khác nặng từ 1 đến 3 kg. Tên lửa sẽ phóng tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản. (Ảnh: JAXA).
Mô phỏng quá trình thay đổi tư thế của vệ tinh khi chuẩn bị được thả vào không gian. (Ảnh: JAXA).
Mô phỏng quá trình thay đổi tư thế của vệ tinh khi chuẩn bị được thả vào không gian. (Ảnh: JAXA).
Epsilon dài 24 m, nặng 91 tấn, có khả năng đưa các vệ tinh nhỏ khoảng dưới 1 tấn lên quỹ đạo thấp (LEO) với độ cao khoảng 500 km. Epsilon bắt đầu được phóng từ năm 2013, đây là lần phóng thứ 4 của tên lửa này. (Ảnh: JAXA).
Epsilon dài 24 m, nặng 91 tấn, có khả năng đưa các vệ tinh nhỏ khoảng dưới 1 tấn lên quỹ đạo thấp (LEO) với độ cao khoảng 500 km. Epsilon bắt đầu được phóng từ năm 2013, đây là lần phóng thứ 4 của tên lửa này. (Ảnh: JAXA).

 Theo VOV

;
;
.
.
.
.
.