Áp suất nước cực lớn tại nơi sâu nhất Trái Đất luôn là một thách thức thực sự cho bất kỳ thiết bị nào.
Tàu ngầm tự hành Vityaz-D. Ảnh: Quỹ Dự án Nghiên cứu Nâng cao |
Theo Đài Sputnik, tàu ngầm tự hành Vityaz-D của Nga đã tiến hành một cuộc thử nghiệm tại nơi sâu nhất của các đại dương Trái Đất – rãnh đại đương hay còn gọi là khe vực Mariana. Phó Thủ tướng Yuri Borisov tiết lộ tàu ngầm đã chạm tới độ sâu 10.028m vào ngày 8-5 và có chuyến thám hiểm kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ khảo sát khu vực.
Ông Borisov tuyên bố Vityaz-D là kết quả từ sự hợp tác chất lượng giữa ba đơn vị bao gồm Quỹ Dự án Nghiên cứu Nâng cao, Cục thiết kế trung tâm Rubin về Kỹ thuật hàng hải và Hải quân Nga.
Ông nhấn mạnh những dự án phát triển như Vityaz-D sẽ giúp ngành công nghiệp quốc phòng Nga đạt được nhiều thành tựu đỉnh cao trong tương lai.
“Tôi muốn nói thêm rằng Vityaz-D không chỉ là đột phá duy nhất chúng tôi có – chúng tôi có rất nhiều phương tiện như vậy”, Phó Thủ tướng Borisov cho hay.
Rãnh Mariana là khu vực sâu nhất của đáy biển có vị trí gần quần đảo Mariana ở Thái Bình Dương. Khoảng cách giữa đáy rãnh Mariana đến mực nước biển lớn hơn rất nhiều so với chiều cao của đỉnh Everest - ngọn núi cao nhất thế giới.
Rãnh Mariana được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1875, nhưng cho đến nay chỉ có một vài thiết bị mới đến được tới khu vực đó do áp suất nước cực lớn. Chỉ những các loại tàu lặn và tàu ngầm chắc chắn nhất mới có khả năng tiếp cận rãnh Mariana để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Năm 1960, nhà hải dương học học người Mỹ Don Walsh và nhà nghiên cứu Jacques Piccard đã thực hiện thành công chuyến thám hiểm bằng tàu lặn đem theo người lái đầu tiên đến điểm sâu nhất trong rãnh - Vực thẳm Challenger Deep có độ sâu gần 11 km tính từ mặt nước biển.
Theo Báo Tin tức