Công nghệ
NASA phóng tàu vũ trụ thám hiểm mặt trăng
Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 16-11, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phóng tên lửa mang theo tàu thám hiểm Orion lên mặt trăng, thực hiện sứ mệnh thám hiểm Artemis 1.
Theo CNN, NASA sử dụng Hệ thống phóng không gian (SLS) - hệ thống tên lửa mạnh nhất được cơ quan này chế tạo với 30 tầng - để phóng tàu không người lái Orion vào vũ trụ. Trong nhiệm vụ dự kiến kéo dài 42 ngày, Orion sẽ phóng tới quỹ đạo mặt trăng nhờ tên lửa SLS, sau đó bay quanh mặt trăng rồi quay về trái đất. Ngoài sứ mệnh trở lại mặt trăng, Artemis 1 sẽ triển khai các vệ tinh Cubesat và thực hiện loạt thí nghiệm khoa học để phân tích bề mặt mặt trăng và nghiên cứu cách bức xạ không gian ảnh hưởng đến sự sống của tế bào.
Trước đó, các vụ phóng từng bị hoãn do tình hình thời tiết và lỗi kỹ thuật. Artemis 1 là chuyến bay đầu tiên của SLS với mục tiêu thử nghiệm khả năng sẵn sàng của các phương tiện này trong việc đưa các phi hành gia lên mặt trăng. Sau Artemis 1, các phi hành gia sẽ thực hiện hành trình năm 2024 và 2025 trong nhiệm vụ Artemis 2 và Artemis 3. NASA muốn xây dựng một trạm vũ trụ trên mặt trăng có tên Gateway và duy trì sự hiện diện lâu dài tại đây trước khi thực hiện sứ mệnh đưa con người lên Sao Hỏa năm 2030.
GIA NGHI