Qua kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột tại 10 tỉnh, thành phố, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lấy 262 mẫu ớt bột, ớt khô nguyên liệu để phân tích và phát hiện 95/262 mẫu phân tích vượt ngưỡng dư lượng aflatoxin cho phép, chiếm 36,25%.
Vậy aflatoxin là chất gì và tác hại của chất này ra sao? Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus, là một loại nấm mốc, đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Aflatoxin là độc tố và là tác nhân gây ung thư. Sau khi thâm nhập vào cơ thể, các aflatoxin có thể được gan chuyển hóa thành dạng trung gian epoxit hoạt hóa hoặc được thủy phân và trở thành M1 ít độc hơn. Các loài sinh aflatoxin thuộc chi Aspergillus phân bố rất rộng trong tự nhiên. Chúng có thể tạo khuẩn lạc và gây nhiễm vào hạt trước khi thu hoạch và trong quá trình bảo quản. Cây chủ rất dễ bị gây nhiễm bởi Aspergillus sau phơi nhiễm kéo dài trong môi trường có độ ẩm cao hoặc bị tổn thương các điều kiện xấu như hạn hán.
Các môi trường sống bản địa của Aspergillus là trong đất, thực vật mục nát và ngũ cốc đang bị giảm sức đề kháng vi sinh vật và nó xâm nhập tất cả các loại chất hữu cơ mỗi khi có điều kiện được thuận lợi cho sự phát triển của nó. Điều kiện thuận lợi bao gồm độ ẩm cao (ít nhất là 7%) và nhiệt độ cao.
Các loại nông sản thường bị nhiễm aflatoxin là ngũ cốc (ngô, kê, lúa miến, gạo, lúa mì), hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương, hạt bông), gia vị (ớt, hạt tiêu đen, rau mùi, nghệ, gừng) và các loại quả hoặc hạt khác như hạt dẻ, dừa… Aflatoxin cũng có thể xuất hiện trong sữa của động vật được cho ăn bằng thức ăn nhiễm aflatoxin.
Có ít nhất 13 dạng aflatoxin khác nhau có trong tự nhiên. Aflatoxin B1 được coi là dạng độc nhất và được sản sinh bởi Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Aflatoxin G1 và G2 chỉ được sinh ra từ A. parasiticus. Sự có mặt của Aspergillus trong các sản phẩm thực phẩm không phải lúc nào cũng là chỉ thị về mức aflatoxin có hại mà nó biểu thị cho rủi ro đáng kể khi sử dụng thực phẩm.
Aflatoxin M1, M2 thường được phát hiện trong sữa của bò được cho ăn bởi các loại hạt bị nhiễm nấm mốc. Các độc tố này là sản phẩm của một quá trình chuyển hóa trong gan động vật. Tuy nhiên, aflatoxin M1 cũng có mặt trong sản phẩm lên men bởi Aspergillus parasiticus.
Hiện tại, có hai phương pháp thường được sử dụng để phát hiện mức độ nhiễm aflatoxin ở người. Phương pháp đầu tiên là tính lượng phức AFB1-guanine trong nước tiểu. Sự có mặt của các phân tử nhỏ hơn chỉ ra rằng có sự tồn tại aflatoxin trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, phương pháp này dựa trên sự thời gian bán hủy của sự chuyển hóa, mức độ AFB1-guanine tính được có thể thay đổi theo từng ngày, vì vậy nó chắc chắn không phải là phương pháp tốt để xác định hàm lượng aflatoxin đối với sự phơi nhiễm trong thời gian dài. Một phương pháp khác là tính lượng phức AFB1-albumin trong huyết thanh. Cách tiếp cận này tính được lượng aflatoxin phơi nhiễm sau thời gian vài tuần đến vài tháng.
Kiểm tra chất lượng ớt bột trên địa bàn Đà Nẵng Ngày 21-5, ông Nguyễn Tấn Hải, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) thành phố cho biết, đơn vị đang lập kế hoạch thanh, kiểm tra chất lượng sản phẩm ớt bột trên địa bàn thành phố. Việc kiểm tra lần này nhằm làm rõ, ngăn chặn và xử lý kịp thời những cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột có sử dụng các loại chất cấm, trong đó có một số loại hóa chất phát ra độc tố gây ung thư. Trước đó, thông tin chính thức từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Thanh tra Bộ này vừa phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông-lâm sản và thủy sản và Cục An ninh, kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp (A86 - Bộ Công an) tổ chức lấy mẫu tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột của 10 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Đà Nẵng. Qua 3 đợt kiểm tra, đoàn đã lấy 262 mẫu ớt bột, ớt khô nguyên liệu tại các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh tại các chợ dân sinh và siêu thị. Kết quả phân tích cho thấy 95/262 mẫu ớt bột vượt ngưỡng dư lượng aflatoxin cho phép (chiếm 36,25%). Được biết, aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên, là tác nhân gây ung thư. PHAN CHUNG |
Nguồn: Wikipedia