Ngày 23-9, Việt Nam ghi nhận thêm 9.472 ca nhiễm mới SARS-CoV-2; các tỉnh: Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai có số ca nhiễm giảm.
Tiêm chủng phòng Covid-19 cho người dân. Ảnh: TTXVN |
Tính từ 17 giờ ngày 22-9 đến 17 giờ ngày 23-9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 9.472 ca nhiễm mới, trong đó 7 ca nhập cảnh và 9.465 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.060 ca so với ngày trước đó) tại 33 tỉnh, thành phố (có 5.344 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh gồm: TP. Hồ Chí Minh (5.052 ca), Bình Dương (2.764 ca), Đồng Nai (760 ca), Long An (190 ca), Kiên Giang (163 ca), An Giang (109 ca), Tây Ninh (86 ca), Tiền Giang (67 ca), Cần Thơ (53 ca), Đắk Nông (33 ca), Đắk Lắk (25 ca), Khánh Hòa (20 ca), Quảng Bình (20 ca), Đồng Tháp (19 ca), Hà Nam (14 ca), Ninh Thuận (9 ca), Thừa Thiên Huế (9 ca), Bình Định (9 ca), Bình Phước (8 ca), Bạc Liêu (7 ca), Cà Mau (7 ca), Bình Thuận (7 ca), Phú Yên (6 ca), Quảng Nam (5 ca), Hà Nội (5 ca), Quảng Ngãi (4 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (3 ca), Đà Nẵng (3 ca), Gia Lai (2 ca), Trà Vinh (2 ca), Quảng Trị (2 ca), Hải Dương (1 ca), Thanh Hóa (1 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (giảm 1.415 ca), TP. Hồ Chí Minh (giảm 383 ca), Đồng Nai (giảm 170 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (38 ca), Kiên Giang (26 ca), Đắk Lắk (25 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 10.319 ca/ngày.
Kể từ đầu mùa dịch đến nay, Việt Nam có 728.435 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.402 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 723.962 ca, trong đó có 488.309 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 16 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.
Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (358.707), Bình Dương (190.257), Đồng Nai (43.122), Long An (31.231), Tiền Giang (13.531).
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.696 ca.
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên hệ thống ghi nhận 236 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (175 ca), Bình Dương (37 ca), Long An (7 ca), Đồng Nai (6 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (3 ca), Bình Thuận (2 ca), Tây Ninh (2 ca), Tiền Giang (1 ca), Hà Nội (2 ca), Bình Định (1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 227 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.017 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).
Trong ngày 22-9, cả nước có 463.597 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 36.152.556 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 29.094.447 liều, tiêm mũi 2 là 7.058.109 liều.
Ngày 23-9-2021, tại TP. Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Lễ tiếp nhận vật tư y tế do Quỹ Temasek Singapore hỗ trợ Việt Nam phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Số trang thiết bị, vật tư y tế gồm máy thở, khẩu trang, thiết bị bảo hộ... trị giá gần 4 triệu đô la Mỹ (tương đương hơn 92 tỷ đồng).
Để thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế, từng bước kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trong thời gian nhanh nhất, sớm nhất.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo ngành y tế tỉnh Hà Nam, Kiên Giang tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với các bệnh nhân, thực hiện cách ly y tế kịp thời và bảo đảm không để lọt các trường hợp tiếp xúc gần.
Lấy mẫu xét nghiệm diện rộng các trường hợp nguy cơ tiến hành xét nghiệm khẳng định và trả lời kết quả nhanh nhất để triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả.
Theo Báo Tin tức