.

Thế giới dưới những con sóng

.

Theo tờ Independent ngày 1-9, các nhà khảo cổ đang tìm kiếm các bộ tộc thời tiền sử của nước Anh từng tồn tại dưới đáy Biển Bắc.

Hình dung sinh hoạt đời sống tiền sử.
Hình dung sinh hoạt đời sống tiền sử.

Trong một hoạt động độc đáo và mang tính đột phá, các nhà khoa học có kế hoạch tìm kiếm các bằng chứng hoạt động của con người trên vùng đất mang tính hư cấu, riêng biệt “Atlantis” của Anh - một vùng đất thời tiền sử rộng lớn, nằm giữa Anh và Nam Scandinavia, bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao vào khoảng 7.500 năm về trước.

Các nhà khảo cổ hy vọng tìm thấy bằng chứng về sự chế tạo, sản xuất công cụ đá lửa, phấn hoa thực vật và DNA của các loài động vật tại vùng đất đã mất từ ​​lâu này. Công việc khảo cứu sẽ được triển khai vào cuối tháng này qua dự án với chi phí lên đến hàng triệu bảng Anh.

Công tác khảo sát vừa qua ở phần phía nam của Biển Bắc đã xác định một số thung lũng bên sông thời nguyên sơ của lãnh thổ đã biến mất và hai trong số đó - những thung lũng dài, hiện bị chìm sâu là nơi các nhà khoa học sẽ chọn làm mục tiêu cho việc tìm kiếm.

Họ lên kế hoạch phục hồi DNA các loại phấn hoa cổ, côn trùng, thực vật và động vật. Họ sử dụng các kỹ thuật khảo sát độ nét cao để tái khám phá một cách chính xác các thảm thực vật phát triển mạnh mẽ như thế nào và cả tác động của con người.

Các nhà khoa học kiểm tra một lõi trầm tích thu hồi từ một ngọn đồi.
Các nhà khoa học kiểm tra một lõi trầm tích thu hồi từ một ngọn đồi.

Dự án sẽ tiết lộ, lần đầu tiên, các nền văn hóa và lối sống của hàng chục thế hệ thời tiền sử của Anh đã phát triển mạnh mẽ khoảng năm 6.000 cho đến khi nó biến mất dưới những con sóng đại hồng thủy vào giữa thiên niên kỷ thứ sáu trước Công nguyên. Atlantis của Anh ban đầu bao phủ khoảng 100.000 dặm vuông mà ngày nay là Bắc Hải (một lãnh thổ đã mất từ ​​lâu).

Tuy nhiên, sau khi thời kỳ băng hà kết thúc, hàng ngàn dặm khối tiểu băng Bắc cực bắt đầu tan và mực nước biển tăng lên trên toàn thế giới. Các giai đoạn chính của băng tan chảy và kết quả là mực nước biển dâng, mà cụ thể ảnh hưởng đến một phần phía nam của khu vực Biển Bắc, đã xảy ra khoảng năm 8.000 và 6.000  trước Công nguyên.

Trong khoảng thời gian mực nước biển dâng cao thì tiếp sau đó vùng ven biển ngày càng trở nên dễ bị tổn thương do lũ lụt thảm khốc. Có khả năng tiếp sau nữa là những cơn bão  lớn, có thể mang theo sức tàn phá trên mức trung bình, khoảng bốn đợt bão trong một thế kỷ, tàn phá các khu vực rộng lớn. Dần dần, hầu hết trong số 100.000 dặm vuông đã bị ngập vĩnh viễn.

Những tàn tích của sự thu nhỏ lãnh thổ Biển Bắc đã trở thành một hòn đảo rộng bao gồm hàng ngàn dặm vuông. Qua nhiều thế kỷ, nó dần dần co lại và cuối cùng có thể tưởng tượng được ít nhất một số cư dân cuối cùng của vùng lãnh thổ này sẽ không có khả năng trốn thoát trước thiên tai.

Các chuyên viên lặn tìm dấu vết cuộc sống con người dưới đáy biển.
Các chuyên viên lặn tìm dấu vết cuộc sống con người dưới đáy biển.

Cuộc thám hiểm cũng hy vọng qua các xét nghiệm DNA thực vật, thu được từ cảnh quan “chết chìm”, cho thấy con người thời kỳ đồ đá ở khu vực đó đã ăn (nhập khẩu hoặc có thể trồng) lúa mì khoảng 2.000 năm sớm hơn so với suy nghĩ trước đây. Trong vòng vài tuần tới, các nhà khoa học sẽ bắt đầu khoan sâu vào các bề mặt đất thời kỳ đồ đá  để lấy mẫu đất cổ xưa.

Các trường Đại học Bradford và Nottingham hiện nay đang phát triển phần mềm máy tính mới sẽ cho phép họ nghiên cứu được mô hình chính xác: làm thế nào mà thực vật, động vật và con người chịu đựng với cái lạnh khắc nghiệt của thời kỷ nguyên băng hà – và tất  cả đã cố gắng thế nào để thích ứng với nước biển dâng, nước mặn xâm nhập và lũ lụt.

Các nhà khoa học trên khắp châu Âu quan tâm đến dự án “tìm thế giới dưới những con sóng” như là một hoạt động quan trọng và độc đáo và trong 5 năm tiếp theo với chi phí 2,5 triệu Euro sẽ được Hội đồng Nghiên cứu châu Âu của Liên minh châu Âu tài trợ. Các nhà khảo cổ đang cố gắng để tái khám phá bí mật “cái chết” của Biển Bắc Atlantis của Anh. Hy vọng các nghiên cứu sẽ tiết lộ nơi cư dân sinh sống, những gì họ ăn và môi trường đời sống của họ như thế nào.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.