.

Quỹ Vilcek cho người nhập cư

.

Quỹ tài trợ Vilcek (Vilcek Foundation) mang chủ đích nâng cao nhận thức của người nhập cư tại Mỹ để đóng góp và thúc đẩy sự nhận thức và thực hiện tác phẩm nghệ thuật và khoa học. Quỹ do Jan và Marica Vilcek, những người nhập cư từ Tiệp Khắc (cũ), thành lập vào năm 2000. Cả hai người đều có nghề nghiệp tương thích giữa lịch sử nghệ thuật và khoa học. Cùng với những kinh nghiệm cá nhân, họ hợp lực trong các hoạt động của quỹ, mong mang lại cơ hội cho những người mới đến Hoa Kỳ.

“Những người phụ nữ và thân cây”, tranh sơn dầu của Max Weber (1881-1961).
“Những người phụ nữ và thân cây”, tranh sơn dầu của Max Weber (1881-1961).

Quỹ tài trợ Vilcek đã hoàn tất tốt đẹp nhiều chương trình. Giải thưởng Vilcek  được trao hằng năm trong lĩnh vực nghệ thuật, khoa học và y sinh học tạo nhiều điều kiện cho những nhà khoa học, nghệ sĩ, vốn không sinh ra tại Mỹ nhưng định cư  tại đây, được hoạt động và công nhận trong lĩnh vực của họ. Đồng thời, các giải thưởng tạo ra để gây sự chú ý và kêu gọi đến sự đóng góp từ các chuyên gia nhập cư vào Hoa Kỳ.

“Vũ công Ấn Độ” -Tranh sơn dầu của Jan Matulka (1890-1972).
“Vũ công Ấn Độ” -Tranh sơn dầu của Jan Matulka (1890-1972).
“Người đàn bà và chiếc quạt”- Tượng đồng của Alexander Archipenko (1887-1964).
“Người đàn bà và chiếc quạt”- Tượng đồng của Alexander Archipenko (1887-1964).

Ngoài ra, Quỹ Vilcek còn tài trợ cho các chương trình văn hóa và giải trí khi công việc của đối tượng phù hợp với nhiệm vụ của quỹ, chẳng hạn như các chương trình “Những nhà làm phim mới của Mỹ” tại Liên hoan phim quốc tế Hawaii. Quỹ Vilcek luôn khuyến khích sự quan tâm học thuật và sở thích cá nhân bằng cách tiến hành nghiên cứu nguồn gốc, giới thiệu, triển lãm, và cho các tổ chức khác mượn các vật thể hay tác phẩm để họ tìm hiểu.

“Oanh tạc”, tranh sơn dầu của Ralston Crawford (1906-1978).
“Oanh tạc”, tranh sơn dầu của Ralston Crawford (1906-1978).

Lần này, Jan và Marica Vilcek đã hoàn tất khá đầy đủ bộ sưu tập “Nghệ thuật hiện đại Mỹ” - gồm nghệ thuật thời cổ đại Columbo, đồ gốm người Mỹ bản địa. Bộ sưu tập phản ánh sự tác động từ những người nhập cư vào nền nghệ thuật Mỹ. Phần đông, nghệ sĩ có tác phẩm được công nhận đều sinh ra bên ngoài nước Mỹ. Đặc biệt, trong bộ sưu tập có những họa sĩ nổi tiếng như Ralston Crawford, Stuart Davis, Jan Matulka, Arthur Dove, Marsden Hartley, Georgia O’Keeffe, Morgan Russell, Max Weber…

“Trừu tượng” Abstraction, 1924, tượng bằng đá vôi của John Storrs (1885-1956).
“Trừu tượng” Abstraction, 1924, tượng bằng đá vôi của John Storrs (1885-1956).

Ngoài việc truy tìm tài liệu về đời sống và tác phẩm của các tác giả hiện đại Mỹ, bộ sưu tập cũng giới thiệu sự phát triển của chủ nghĩa lập thể tại Mỹ và sự ảnh hưởng của phong trào này ở vùng tây nam Hoa Kỳ. Bề rộng và chiều sâu của bộ sưu tập bao gồm các bức tranh, những tác  phẩm trên giấy và những tác phẩm điêu khắc, tạo ra một “sự hiện diện” nhiều mặt, phong phú của nền nghệ thuật hiện đại Mỹ, đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong lịch sử  nghệ thuật Mỹ.

HOÀNG ĐẶNG (Theo Art News Today’ và  www.vilcek.org)

;
.
.
.
.
.