Ảnh và Video

Đồng hành người khuyết tật

09:54, 29/10/2023 (GMT+7)

ĐNO -  Cơ sở may công nghiệp người khuyết tật thành phố Đà Nẵng (đường Hoàng Văn Thái, quận Liên Chiểu) là mái nhà chung của nhiều người khuyết tật trên địa bàn thành phố trong những năm qua. 

Video: QUỐC CƯỜNG
Ông Hồ Thu (thứ 2 từ bên phải) đang hướng dẫn các học viên tại cơ sở.
Ông Hồ Thu (thứ 2, bên phải sang) hướng dẫn cho các học viên tại cơ sở.

Được thành lập bởi Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi thành phố Đà Nẵng, tính đến nay cơ sở may công nghiệp người khuyết tật thành phố Đà Nẵng có gần 4 năm dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho nhiều hoàn cảnh không may mắn, khuyết tật ở các mức độ khác nhau. 

Ông Hồ Thu, quản lý cơ sở may công nghiệp người khuyết tật thành phố Đà Nẵng cho biết, những năm qua, cơ sở đã đào tạo và dạy nghề cho hơn 20 em.

Phần lớn các em đã tốt nghiệp và được nhận vào nhiều công ty may mặc trên địa bàn thành phố. Tại đây, các em được nhận mức lương từ 1-4 triệu đồng/ tháng tùy vào năng lực. 

Các sản phẩm chủ yếu ở cơ sở may từ đơn giản như miếng lau ô-tô, tàu xe đến những sản phẩm cao cấp gồm áo khoác, áo phông, áo polo nam…

“Hằng năm, có nhiều gia đình có con em là người khuyết tật tìm đến với mong muốn kết nối với cơ sở của chúng tôi. Thấu hiểu được những hoàn cảnh đó nhưng vì vấn đề kinh phí duy trì cơ sở còn hạn hẹp nên việc mở rộng để thu nhận thêm học viên là điều quá sức đối với cơ sở của chúng tôi”, ông Thu chia sẻ. 

Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Nguyễn Tiến Lâm cho biết, việc dạy nghề cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố rất được quan tâm. Đây là công tác giúp cho những hoàn cảnh kém may mắn hòa nhập với cộng đồng, tạo công ăn việc làm, tự nuôi sống được bản thân. 

“Thời gian tới, hội sẽ tiếp tục liên kết với các công ty, doanh nghiệp, mạnh thường quân… để tiêu thụ các sản phẩm của người khuyết tật. Ngoài ra, hội đang tiến hành nghiên cứu việc vay vốn không lãi suất theo hướng xoay vòng để hỗ trợ cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố.”, ông Lâm cho hay. 

Các sản phẩm được tự tay các học viên khiếm khuyết thiết kế, in ấn và may ngay tại cơ sở.
Các sản phẩm do các học viên thiết kế, in ấn và may tại cơ sở.
Với mong muốn đẩy hàng ra thị trường giúp các em có thêm thu nhập chú Long cho biết, xưởng may vẫn không ngừng cố gắng từng ngày để tạo ra được các mặt hàng đẹp, chất lượng cao, đồng thời tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm
Với mong muốn đưa hàng ra thị trường, giúp các em có thêm thu nhập, cơ sở không ngừng cố gắng để tạo ra các mặt hàng đẹp, chất lượng cao.

ĐÔNG HẢI

.