Gò Đống Đa nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

.

Sáng 9-2 (Mùng 5 tháng Giêng), hàng nghìn người đã về hội Gò Đống Đa (Hà Nội), dâng hương và tham dự Lễ kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2019). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt cho di tích.

Từ sáng sớm, hàng ngàn người dân Thủ đô và du khách thập phương tụ hội về khu di tích Gò Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội) để dự lễ hội truyền thống diễn ra vào ngày Mùng 5 tháng Giêng hàng năm.
Từ sáng sớm, hàng ngàn người dân Thủ đô và du khách thập phương tụ hội về khu di tích Gò Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội) để dự lễ hội truyền thống diễn ra vào ngày Mùng 5 tháng Giêng hàng năm.
Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng đại biểu các ban, bộ ngành T.Ư và thành phố Hà Nội.
Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng đại biểu các ban, bộ ngành T.Ư và thành phố Hà Nội.
Sau lễ rước kiệu vua Quang Trung, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu và nhân dân Thủ đô dâng hương, hoa tưởng nhớ công lao to lớn của vua Quang Trung cùng các tướng lĩnh, chiến sĩ nghĩa quân Tây Sơn.
Sau lễ rước kiệu vua Quang Trung, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu và nhân dân Thủ đô dâng hương, hoa tưởng nhớ công lao to lớn của vua Quang Trung cùng các tướng lĩnh, chiến sĩ nghĩa quân Tây Sơn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thắp hương dưới tượng đài vua Quang Trung.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thắp hương dưới tượng đài vua Quang Trung.
Hội gò Đống Đa năm nay cũng là dịp kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa nên được tổ chức trang trọng để tưởng nhớ chiến công năm Kỷ Dậu (1789) đã đi vào lịch sử dân tộc.
Hội gò Đống Đa năm nay cũng là dịp kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa nên được tổ chức trang trọng để tưởng nhớ chiến công năm Kỷ Dậu (1789) đã đi vào lịch sử dân tộc.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: “Mùa xuân rực rỡ chiến công năm Kỷ Dậu (1789) đã đi vào lịch sử dân tộc và lòng người Việt Nam. Đó là một trong những mùa Xuân kỳ diệu nhất, tiêu biểu cho ý chí quật cường, cho sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết của dân tộc ta, tiêu biểu cho sức sống phi thường, ý chí kiên cường, lòng quả cảm và sự sáng tạo phong phú của dân tộc ta
Năm 1989, kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Công viên Văn hóa Đống Đa được thành lập trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa. Năm 2010, nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, di tích gò Đống Đa đã được tu bổ, tôn tạo và xây mới một số hạng mục công trình với tổng diện tích hơn 22.000m² bao gồm các hạng mục: Cổng, gò Đống Đa, Nghi môn, tượng đài và đền thờ Hoàng đế Quang Trung cùng các công trình phụ trợ.
Năm 1989, kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Công viên Văn hóa Đống Đa được thành lập trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa. Năm 2010, nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, di tích gò Đống Đa đã được tu bổ, tôn tạo và xây mới một số hạng mục công trình với tổng diện tích hơn 22.000m² bao gồm các hạng mục: Cổng, gò Đống Đa, Nghi môn, tượng đài và đền thờ Hoàng đế Quang Trung cùng các công trình phụ trợ.
Di tích Gò Đống Đa được xem như là biểu tượng chiến thắng của quân Tây Sơn, là minh chứng lịch sử cho truyền thống yêu nước, yêu độc lập - tự do ngàn đời của nhân dân ta, là sự khẳng định tinh thần đoàn kết, dũng cảm, ý chí quật cường, bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc.
Di tích Gò Đống Đa được xem như là biểu tượng chiến thắng của quân Tây Sơn, là minh chứng lịch sử cho truyền thống yêu nước, yêu độc lập - tự do ngàn đời của nhân dân ta, là sự khẳng định tinh thần đoàn kết, dũng cảm, ý chí quật cường, bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc.
Với giá trị đặc biệt tiêu biểu đó, ngày 24/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1820 xếp hạng di tích lịch sử Gò Đống Đa là di tích quốc gia đặc biệt.
Với giá trị đặc biệt tiêu biểu đó, ngày 24-12-2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1820 xếp hạng di tích lịch sử Gò Đống Đa là di tích quốc gia đặc biệt.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt cho di tích Gò Đống Đa.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt cho di tích Gò Đống Đa. "Đây là niềm tự hào của mỗi người dân cả nước và Thủ đô nói chung, nhân dân Đống Đa nói riêng. Đi liền với đó là trách nhiệm, là sự nỗ lực không ngừng của tất cả chúng ta trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Chúng ta cùng hy vọng và tin tưởng rằng, việc được đón nhận Bằng xếp hạng quốc gia đặc biệt trong dịp Lễ hội kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đầu xuân Kỷ Hợi, sẽ là một khởi đầu mới cho sự phát triển mới cho Đất nước, Thủ đô và cho di tích lịch sử Gò Đống Đa", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu.
Gò Đống Đa có tổng diện tích 22.120,8m2, gồm khu tưởng niệm và khu vực gò Đống Đa. Khu tưởng niệm bao gồm hệ thống phù điêu, tượng đài, nhà trưng bày…
Gò Đống Đa có tổng diện tích 22.120,8m2, gồm khu tưởng niệm và khu vực gò Đống Đa. Khu tưởng niệm bao gồm hệ thống phù điêu, tượng đài, nhà trưng bày…
Nổi bật là tượng đài Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ cao 14,65m, làm bằng chất liệu bê tông cốt thép, nặng 200 tấn, ốp đá hoa cương và phun vẩy rồng. Phía sau tượng đài là hai bức phù điêu mô tả trận đánh của quân và dân ta dưới sự chỉ đạo tài tình của Hoàng đế Quang Trung tấn công thần tốc vào giải phóng kinh thành Thăng Long.
Nổi bật là tượng đài Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ cao 14,65m, làm bằng chất liệu bê tông cốt thép, nặng 200 tấn, ốp đá hoa cương và phun vẩy rồng. Phía sau tượng đài là hai bức phù điêu mô tả trận đánh của quân và dân ta dưới sự chỉ đạo tài tình của Hoàng đế Quang Trung tấn công thần tốc vào giải phóng kinh thành Thăng Long.
Đền thờ Hoàng đế Quang Trung nằm ngay sau tượng đài, kiến trúc hai tầng. Tầng trên là đền thờ, kiến trúc theo phong cách truyền thông với hai tầng mái; tầng dưới là phòng trưng bày hiện vật và các bức ảnh diễn tả cuộc tiến công thần tốc của Nghĩa quân Tây Sơn.
Đền thờ Hoàng đế Quang Trung nằm ngay sau tượng đài, kiến trúc hai tầng. Tầng trên là đền thờ, kiến trúc theo phong cách truyền thông với hai tầng mái; tầng dưới là phòng trưng bày hiện vật và các bức ảnh diễn tả cuộc tiến công thần tốc của Nghĩa quân Tây Sơn.

Theo Dân Trí

;
;
.
.
.
.
.