Nam Cực - 'nơi an toàn nhất thế giới'

.

Trong khi phần còn lại của thế giới tiếp tục vật lộn với đại dịch thì Nam Cực - nơi duy nhất trên thế giới hoàn toàn không có virus Corona trong nhiều tháng liền sau khi trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được báo cáo ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Keri Nelson, người làm việc tại Trạm Palmer trên đảo Anvers.
Keri Nelson, người làm việc tại Trạm Palmer trên đảo Anvers.

Nam Cực hiện được coi là “nơi an toàn nhất trên thế giới” bởi lục địa băng giá này hoàn toàn không có ai bị nhiễm bệnh, không có trường hợp nào được xác nhận. Mặc dù khu vực này có liên quan đến Covid-19 vì dịch bệnh đã tấn công vào các tàu thủy cuối cùng của mùa du lịch, nhưng virus Corona đã không đến được bờ biển đang đóng băng. Và nhất là hiện tại, nhiệt độ đang giảm dần vào mùa đông, các tảng băng hoàn toàn đông cứng.

Nhóm nhân viên Trạm Palmer ra chào hỏi đoàn tàu và giúp họ bốc dỡ hàng hóa.
Nhóm nhân viên Trạm Palmer ra chào hỏi đoàn tàu và giúp họ bốc dỡ hàng hóa.

Số lượng dân số bản địa không được liệt kê chính thức tại đây, nhưng ước tính có khoảng 5.000 người, chủ yếu là các nhà khoa học và nhà nghiên cứu, hiện cư trú trong 80 căn cứ, bản doanh.

Trạm Palmer được đặt theo tên của ông Nathaniel B. Palmer - người săn hải cẩu ở Connecticut, trong một chuyến thám hiểm ở phía nam từ quần đảo Nam Shetland, có thể là người đầu tiên nhìn thấy Nam Cực vào ngày 17-11-1820. Trạm Palmer nằm trên một bến cảng được bảo vệ tại bờ biển phía tây nam của đảo Anvers ngoài khơi bán đảo Nam Cực. Nhiệt độ tại trạm ôn hòa, với trung bình hằng tháng dao động từ âm 10°C vào tháng Bảy và tháng Tám đến 2°C vào tháng Một và tháng Hai. Phạm vi cực đoan là âm 31°C đến 9°C.Tại Palmer trời mưa không ngớt hằng tháng.

Bà Keri Nelson, điều phối viên hành chính tại Trạm Palmer và Giám đốc trạm Bob Farrell điều phối sắp xếp các tấn hàng thực phẩm đông lạnh.
Bà Keri Nelson, điều phối viên hành chính tại Trạm Palmer và Giám đốc trạm Bob Farrell điều phối sắp xếp các tấn hàng thực phẩm đông lạnh.

Nhà trạm được xây dựng trên đá rắn, bao gồm hai tòa nhà lớn và ba tòa nhà nhỏ, cộng với hai thùng nhiên liệu lớn, bệ máy bay trực thăng và một bến tàu. Việc xây dựng được hoàn thành vào năm 1968, thay thế một cấu trúc gỗ đúc sẵn cách cảng Arthur 2km. Trạm cũ làm bằng gỗ đã được tháo rời và đưa ra khỏi Nam Cực. Dân số trú đông khoảng 10 người, mặc dù Palmer không có thời gian cách ly mùa đông dài như McMurdo - trạm nghiên cứu Nam Cực khác của Hoa Kỳ ở mũi phía nam của đảo Ross, nằm ở New Zealand.

Trạm Palmer có vị trí tuyệt vời cho các nghiên cứu sinh học về chim, hải cẩu và các thành phần khác của hệ sinh thái biển. Trạm Palmer có một phòng thí nghiệm lớn,  được trang bị rộng rãi và có hồ nước biển. Năm 1990, trạm này được Quỹ khoa học quốc gia chỉ định là địa điểm “nghiên cứu sinh thái dài hạn (LTER)”. Các hệ thống đại dương và khí hậu, thiên văn học và vật lý thiên văn, sinh vật và hệ sinh thái trên băng tuyết cũng đã được nghiên cứu tại đây và xung quanh trạm Palmer. Trạm thường hoạt động cùng với một tàu nghiên cứu.

Trong khi nhiều người trên khắp thế giới không thể làm việc trong vài tuần qua do  Covid-19, những người đóng quân ở đây hầu hết có thể thực hiện nhiệm vụ như bình thường.
Trong khi nhiều người trên khắp thế giới không thể làm việc trong vài tuần qua do Covid-19, những người đóng quân ở đây hầu hết có thể thực hiện nhiệm vụ như bình thường.

Trước tình hình căng thẳng của đại dịch nhưng bà Nelson, điều phối viên hành chính tại Trạm Palmer và các đồng nghiệp vẫn tiếp tục công việc. “Tôi đã đọc tất cả những gì có thể về tác động của tình huống này. Tôi cảm thấy công việc phòng, chống Covid-19 như là nhiệm vụ của tôi và cũng là cách để chứng kiến những gì đang xảy ra trên thế giới”, bà Nelson nói.

Robert Taylor (29 tuổi), đang làm việc tại Trạm nghiên cứu Rothera, cơ sở khảo sát Nam Cực (BAS) của Anh trên đảo Adelaide ngoài khơi bờ biển phía tây của bán đảo Nam Cực cũng theo dõi sát sao cuộc khủng hoảng dịch bệnh ngay từ đầu. Taylor nói: “Khi có một vài trường hợp đầu tiên mắc bệnh ở Anh, tôi nghĩ rằng đây là chuyện nhỏ và ở xa, sẽ không ảnh hưởng đến mình. Nhưng dần dần tôi đã hiểu ra khi thấy dịch lan rộng và ngày càng được phản ánh nổi bật trên các phương tiện truyền thông”.

Vào lúc này, Nelson dù bị mắc kẹt ở một nơi được bao quanh bởi động vật hoang dã và cái lạnh cóng của băng, bà vẫn hăng hái tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. “Điểm mấu chốt, Nam Cực là một nơi tuyệt đẹp và không có gì có thể gây khó khăn để chúng tôi làm quen và phát triển mạnh ở một nơi tuyệt đẹp như thế này”, bà nói.

HOÀNG ĐẶNG (theo CNN)

;
;
.
.
.
.
.