Hành động bất ngờ của người phụ nữ Mỹ từng mắc Covid-19 tại Việt Nam

.

Bà Kelly là bệnh nhân Covid-19 thứ 83 của Việt Nam. Khi biết tin Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cần huyết tương từ bệnh nhân khỏi bệnh, bà lập tức từ TP. Hồ Chí Minh bay ra Hà Nội để hiến tặng.

Người phụ nữ Mỹ vượt ngàn cây số hiến huyết tương thay lời cảm ơn Việt Nam

Bà Kelly Michelle Koch là một người Mỹ nhưng đã có 7 năm gắn bó với Việt Nam. Vì vậy, đối với bà, Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Tình cảm của người phụ nữ này dành cho mảnh đất hình chữ S lại càng tăng thêm, sau khi bà được các y, bác sĩ tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi chữa khỏi căn bệnh đang gieo rắc nỗi sợ trên toàn thế giới: Covid-19.

Bà Kelly Michelle Koch từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội để hiến huyết tương
Bà Kelly Michelle Koch từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội để hiến huyết tương

“Tôi sống tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh và làm việc cho một Tổ chức phi chính phủ. Ngày 16-3, tôi trở về Việt Nam sau khi công tác tại các nước châu Âu thì được đưa vào khu cách ly và sau đó được xác định dương tính với SARS-CoV-2” – Bà Kelly chia sẻ.

Vào giữa tháng 3, bà Kelly Michelle Koch được xác định là bệnh nhân Covid-19 thứ 83 của Việt Nam
Vào giữa tháng 3, bà Kelly Michelle Koch được xác định là bệnh nhân Covid-19 thứ 83 của Việt Nam

Sáng nay, 12-8, bà Kelly có mặt tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ rất sớm. Người phụ nữ Mỹ này cho biết rằng, sau khi nghe thông tin Bệnh viện đang kêu gọi các bệnh nhân Covid-19 đã được chữa khỏi hiến huyết tương, để phục vụ công tác điều trị Covid-19, bà đã đặt vé máy bay từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội ngay từ tối hôm qua.

Bà Bà Kelly chia sẻ những kỉ niệm vui trong khu cách ly
Bà Bà Kelly chia sẻ những kỉ niệm vui trong khu cách ly

Bà Kelly tâm sự: “Lúc mắc bệnh tôi đã rất may mắn khi được điều trị tại Việt Nam. Dù đã 50 tuổi nhưng tình trạng của tôi cũng khá nhẹ. Thêm vào đó, được các y, bác sĩ chăm sóc và điều trị rất tận tình nên tôi sớm được ra viện. Tuy nhiên, tôi được biết rằng, hiện nay có nhiều bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam không được may mắn như tôi và đang ốm rất nặng. Biết mình có thể giúp được họ là tôi liền đi ngay”.

Sau khi khai báo thông tin, người hiến huyết tương sẽ được thăm khám tổng quát (nhịp tim, huyết áp) trước khi đưa sang phòng lấy mẫu máu xét nghiệm sàng lọc
Sau khi khai báo thông tin, người hiến huyết tương sẽ được thăm khám tổng quát (nhịp tim, huyết áp) trước khi đưa sang phòng lấy mẫu máu xét nghiệm sàng lọc

Trong suốt quá trình lấy máu để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, người phụ nữ này không ngừng bày tỏ niềm vui của bản thân, khi có thể dùng chính huyết tương của mình để góp phần chữa trị, cứu sống những bệnh nhân Việt Nam. 

“Đây là cách tôi nói lời cảm ơn với quê hương thứ hai của mình” – Bà cười nói.

Để đảm bảo nguồn huyết tương an toàn, người hiến sẽ được sàng lọc các bệnh lý như viêm gan, lao, HIV...
Để đảm bảo nguồn huyết tương an toàn, người hiến sẽ được sàng lọc các bệnh lý như viêm gan, lao, HIV...
Điều dưỡng sẽ lấy khoảng 2ml máu cho mỗi ống đựng mẫu
Điều dưỡng sẽ lấy khoảng 2ml máu cho mỗi ống đựng mẫu
Mỗi tình nguyện viên sẽ được lấy đủ 15 ống để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc
Mỗi tình nguyện viên sẽ được lấy đủ 15 ống để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc

Cũng theo chia sẻ của bà, có nhiều bạn bè người nước ngoài của bà đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh từng được y, bác sĩ Việt Nam điều trị khỏi Covid-19 có nguyện vọng muốn hiến huyết tương, và họ sẽ ra hà Nội ngay khi có thể sắp xếp được công việc.

Bạn Cát Thị Yến (SN:1999), du học sinh Anh, từng là bệnh nhân Covid-19 thứ 155 và được điều trị tại Bạc Liêu
Bạn Cát Thị Yến (SN:1999), du học sinh Anh, từng là bệnh nhân Covid-19 thứ 155 và được điều trị tại Bạc Liêu

Đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn có 4 tình nguyện viên khác, cũng là những bệnh nhân Covid-19 đã được điều trị khỏi. Mỗi người khi đến đây cũng đều bày tỏ mong muốn đóng góp sức mình vào cuộc chiến chống dịch Covid-19 của cả nước.

Cô chia sẻ rằng, khi mình mắc bệnh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, nên muốn đóng góp sức mình cho cuộc chiến chống dịch tại Việt Nam
Cô chia sẻ rằng, khi mình mắc bệnh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, nên muốn đóng góp sức mình cho cuộc chiến chống dịch tại Việt Nam

Theo BS Vũ Thị Thu Hương, Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Giải Phóng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sau đúng 1 tuần kêu gọi những người đã được chữa khỏi Covid-19 hiến huyết tương, hiện nay đã có tổng cộng 17 người đăng ký hiến và 9 người trong số đó đã đến Bệnh viện để thực hiện các bước khám sàng lọc. Hiện tại, 2 tình nguyện viên đã qua bước sàng lọc và được lấy mẫu huyết tương.

BS Vũ Thị Thu Hương, Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Giải Phóng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
BS Vũ Thị Thu Hương, Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Giải Phóng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

“Huyết tương của người đã chữa khỏi sẽ được sàng lọc kĩ các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, giang mai, HIV, lao… Bên cạnh đó, các tình nguyện viên cũng được định lượng kháng thể IgG và IgM với virus SARS-CoV-2, để xem họ có đủ kháng thể để điều trị bệnh nhân Covid-19 hay không”, BS Hương phân tích.

Về nguyên lý của phương pháp này, BS Hương giải thích, truyền huyết tương có thể làm tăng phản ứng chống lại virus ở người, giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn. Đây là liệu pháp kháng thể thụ động, liên quan đến việc sử dụng kháng thể chống lại 1 tác nhân để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh truyền nhiễm do tác nhân đó gây ra. Trong nhiều đại dịch trước đây, phương pháp này đã chứng minh được hiệu quả.

Theo Dân Trí

;
;
.
.
.
.
.
Liên kết hữu ích