Cần biết

Hàng hóa phái sinh - kênh đầu tư an toàn, dễ dàng tìm kiếm lợi nhuận

16:56, 03/06/2022 (GMT+7)

Nhu cầu đầu tư với tiền nhàn rỗi có xu hướng phát triển, nhà đầu tư tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính an toàn hơn để bảo toàn tài sản và tìm kiếm lợi nhuận. Đặc biệt, trong giai đoạn phục hồi sau nhiều làn sóng dịch bệnh Covid-19, tình trạng lạm phát được ghi nhận tại nhiều nền kinh tế lớn kèm theo việc thị trường chứng khoán liên tục mất điểm và biến động mạnh.

Thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn bất ổn.
Thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn bất ổn.

Hơn thế nữa, việc thị trường tiền ảo hiện tại cũng không còn là thị trường “béo bở” cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điển hình là sự sụp đổ của Luna trong thời gian qua không chỉ khiến cho các nhà đầu tư thiệt hại hàng tỷ USD mà còn khiến cho niềm tin về tiền ảo trở nên lung lay

Từ đó, dẫn đến tâm lý tìm kiếm một thị trường mới với ít rủi ro mà vẫn mang lại lợi nhuận. “Đầu tư hàng hóa” trở thành một ứng cử viên đầy tiềm năng cho những nhà đầu tư.

Phái sinh hàng hóa được đánh giá là kênh đầu tư tài chính sở hữu nhiều tiềm năng đối với thị trường tài chính trong nước. Những ưu điểm nổi bật như; giao dịch 2 chiều, thời gian giao dịch linh động, mức ký quỹ hấp dẫn… đã giúp đầu tư phái sinh hàng hóa lan tỏa sức hấp dẫn đến với các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp.

Hàng hóa phái sinh là kênh đầu tư mới mẻ xuất hiện trên thị trường tài chính Việt Nam trong khoảng 4 năm trở lại đây. Mặc dù ra đời sau các kênh đầu tư khác như: chứng khoán, đầu tư vàng, bất động sản, phái sinh vẫn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, dễ dàng tìm kiếm lợi nhuận.

Thị trường hàng hóa phái sinh chủ yếu giao dịch giao dịch 36 sản phẩm thuộc 4 nhóm chính:

- Nông sản: lúa mì, gạo thô, ngô, đậu tương, khô đậu tương, dầu đậu tương…

- Nguyên liệu công nghiệp: cao su, cà phê, đường…

- Kim loại: quặng sắt, kẽm, nhôm, niken...

- Năng lượng: dầu thô, khí tự nhiên, xăng pha chế…

Nhà đầu tư sẽ thực hiện mua/bán các sản phẩm trên dưới dạng 4 loại hợp đồng: hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn. Lợi nhuận mà NĐT có thể tìm kiếm phụ thuộc vào sự chênh lệch bởi các hợp đồng nói trên.

Mọi hoạt động giao dịch phái sinh trong nước sẽ được Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) được cấp phép bởi Bộ Công Thương quản lý và giám sát chặt chẽ, bảo đảm tính an toàn, minh bạch về mặt pháp lý. Bên cạnh đó, đơn vị này còn có vai trò là cầu nối liên kết giữa các nhà đầu tư trong nước và các sàn hàng hóa quốc tế như: CBOT, NYMEX, TOCOM… Do được giao dịch liên thông trên toàn thế giới, khiến cho thời gian giao dịch trở nên linh động và tạo tính thanh toán cho thị trường hàng hóa.

CTCP Saigon Futures nhận giải thưởng SME 100 vinh danh các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trải qua quá trình hơn 4 năm thành lập và phát triển, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) đã cùng với các thành viên kinh doanh (TVKD) và thành viên môi giới (TVMG) kiến tạo, mở rộng thị trường phái sinh trong nước. Tính đến thời điểm hiện tại, MXV đã có 33 TVKD, 4 TVMG, trong đó Saigon Futures (SFI) luôn nằm trong Top 3 TVKD xuất sắc nhất, cùng với Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam tạo nên sức hút thị trường phái sinh từ những bước đi đầu tiên. Với đội ngũ phân tích kỹ thuật có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường tài chính và hàng hóa, cùng 100% đội ngũ môi giới được cấp chứng chỉ từ MXV, SFI dần khẳng định vị thế và uy tín của mình đối với nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp.

Năm 2021, CTCP Saigon Futures còn vinh dự nhận giải thưởng SME100 từ tạp chí uy tín châu Á SME bình chọn và tổ chức, nhằm vinh danh các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thành tựu nổi bật và uy tín trong khu vực.

CÔNG TY CỔ PHẦN SAIGON FUTURES

- Hotline: 0286 686 0068

- Email: cskh@saigonfutures.com

- Website: www.saigonfutures.com

- Fanpage: Saigon Futures Inc.

- Youtube: Saigon Futures

- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm

 

.