CN-TTCN ở phường Hòa An (Cẩm Lệ) khá phát triển với 64 cơ sở gia công cơ khí, sửa chữa máy móc thiết bị, chế biến đồ gỗ, may mặc... hằng năm giá trị sản xuất đạt gần 300 tỷ đồng. Tuy vậy, các cơ sở này nằm xen kẽ trong khu dân cư gây ồn ào và ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân địa phương.
Cơ sở sản xuất sát nhà dân, cạnh trường học
Từ lâu, nhiều gia đình ở phường Hòa An đã lập cơ sở gia công cơ khí, sửa chữa máy móc, thu mua phế liệu…, dần dà phát triển lên thành doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, các cơ sở này gây tiếng ồn và ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là các hộ lân cận. Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã nhận thấy thực trạng này, song cho đến nay vẫn chưa có giải pháp giải quyết.
Buộc các cơ sở này đình chỉ hoạt động thì không thể, bởi đây là hoạt động hợp pháp, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, giá trị sản xuất khá cao. Di dời đi nơi khác thì không có đất để bố trí. Đưa vào các khu công nghiệp thì không đủ tầm, do quy mô các cơ sở này còn nhỏ. Từ đó, nhiều năm nay, người dân Hòa An đành phải chấp nhận sống chung với tiếng ồn và ô nhiễm.
Xí nghiệp Dệt may Hòa Khánh (DNTN) có 56 máy dệt, 2 máy suốt, tọa lạc trên diện tích 1.500m2 tại tổ 43 phường Hòa An. Mỗi tháng xí nghiệp này dệt được 35 nghìn mét vải, thường xuyên tạo việc làm cho 25 lao động ở địa phương. Vậy nhưng do thiết bị cũ kỹ, hoạt động hàng chục năm nên khi dệt tạo ra tiếng ồn, rất khó chịu cho các hộ dân và cô cháu của trường mầm non sát đó. Bà Nguyễn Thị Lệ Hà, ông Huỳnh Phước Ngọc có nhà ở gần xưởng dệt cho hay: Suốt ngày nghe tiếng xoành xạch của máy dệt, cảm thấy rất mệt mỏi.
Ồn ào như vậy, con cái không còn tâm trí đâu tập trung cho học tập. Đã từ lâu, bà con kiến nghị di dời xưởng dệt này đi nơi khác, nhưng đến nay cơ sở này vẫn hoạt động đều đều. Phía sau xưởng dệt là Trường mầm non Trí Nhân, nơi học tập của 200 cháu. Cô Phan Thị Đoài, Hiệu trưởng nhà trường cho biết:
Mặc dù tường tiếp giáp với trường đã được xí nghiệp xây cao, tiếng ồn có giảm chút ít, nhưng vẫn rất bức xúc cho cô và cháu. Khổ nhất là các cháu nhỏ, ít khi có giấc ngủ ngon lành. Trước đây, nhà trường và phụ huynh đã có tờ trình về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn gửi chính quyền và cơ quan chức năng. Lần họp đầu năm học này, không ít phụ huynh cho rằng, nếu không khắc phục được tiếng ồn từ xưởng dệt sẽ chuyển con sang trường khác học. Nhà trường đành bất lực và chỉ biết trông chờ vào sự giải quyết của địa phương và các ngành liên quan.
Đi dọc đường Tôn Đản vào giờ các cơ sở sản xuất hoạt động hết công suất sẽ bắt gặp vô số thứ âm thanh rất khó chịu. Kèm theo đó là bụi. Dừng lại một lát tại xưởng chế biến đồ gỗ, chúng tôi đã cảm thấy chói tai nhức óc khi máy cưa đĩa hoạt động. Gần đó là tiếng búa đập vào kim loại chan chát của xưởng gia công cơ khí.
Ông Huỳnh Văn Ngộ, chủ cơ sở cơ khí chuyên gia công mặt hàng inox, vội bỏ đi khi chúng tôi hỏi về biện pháp giảm tiếng ồn khi sản xuất. Sát xưởng, chiếc ô-tô đậu choán gần hết đường đang bỏ các tấm thép xuống đất, tung bụi mù mịt. Người dân có nhà ở hai bên đường Tôn Đản, sát cạnh các cơ sở gia công cơ khí, sửa chữa máy móc thiết bị, chế biến đồ gỗ… ít khi có giây phút yên tĩnh. May ra vào đêm, khi các xưởng này nghỉ việc mới có chút thảnh thơi trong ngôi nhà của mình.
Trao đổi về thực trạng trên, ông Trương Hùng Mạnh, Chủ tịch UBND phường Hòa An cho rằng: Không phải bây giờ mà từ lâu, chính quyền địa phương đã nhận thấy sự bất hợp lý khi các cơ sở này nằm xen kẽ trong khu dân cư. Đã có nhiều giải pháp được đặt ra, song chưa có giải pháp nào khả thi. Hiện phường đang đề nghị quận và thành phố có chủ trương quy hoạch khoảng 5ha đất khu vực gần núi Phước Tường để bố trí các cơ sở này dưới dạng cụm công nghiệp cấp phường. Mỗi cơ sở chỉ cần thuê 1.500-2.000m2 là đủ xây dựng nơi sản xuất ổn định lâu dài.
Thực ra, đã có phương án đưa các cơ sở này vào khu công nghiệp, nhưng vào đó đòi hỏi quy mô lớn, vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng, các cơ sở này không đáp ứng được. Còn đình chỉ, buộc di dời đi nơi khác thì không thể, bởi liên quan đến vấn đề mưu sinh của người dân.
Ông Hùng cho biết thêm: Vừa qua, để giải quyết bức xúc về tiếng ồn và ô nhiễm, phường đã giải quyết cho cơ sở chuyên gia công khung nhà tiền chế của ông Đặng Văn Thuần ở tổ 8 thuê mặt bằng 3.000m2 tại khu vực vừa khai thác đá xong ở núi Phước Tường. Hiện cơ sở này đã đầu tư 300 triệu đồng cải tạo mặt bằng và hơn 2 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, đang sản xuất kinh doanh.
Đến bao giờ đưa các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư ở phường Hòa An, trả lại môi trường sống trong lành, yên tĩnh cho người dân là câu hỏi thường trực của người dân địa phương. Thiết nghĩ, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng sớm có giải pháp cho vấn đề nêu trên.
Bài và ảnh: NGUYỄN CẦU
Cơ sở sản xuất sát nhà dân, cạnh trường học
Xưởng dệt gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến đời sống người dân khu vực lân cận. |
Buộc các cơ sở này đình chỉ hoạt động thì không thể, bởi đây là hoạt động hợp pháp, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, giá trị sản xuất khá cao. Di dời đi nơi khác thì không có đất để bố trí. Đưa vào các khu công nghiệp thì không đủ tầm, do quy mô các cơ sở này còn nhỏ. Từ đó, nhiều năm nay, người dân Hòa An đành phải chấp nhận sống chung với tiếng ồn và ô nhiễm.
Xí nghiệp Dệt may Hòa Khánh (DNTN) có 56 máy dệt, 2 máy suốt, tọa lạc trên diện tích 1.500m2 tại tổ 43 phường Hòa An. Mỗi tháng xí nghiệp này dệt được 35 nghìn mét vải, thường xuyên tạo việc làm cho 25 lao động ở địa phương. Vậy nhưng do thiết bị cũ kỹ, hoạt động hàng chục năm nên khi dệt tạo ra tiếng ồn, rất khó chịu cho các hộ dân và cô cháu của trường mầm non sát đó. Bà Nguyễn Thị Lệ Hà, ông Huỳnh Phước Ngọc có nhà ở gần xưởng dệt cho hay: Suốt ngày nghe tiếng xoành xạch của máy dệt, cảm thấy rất mệt mỏi.
Ồn ào như vậy, con cái không còn tâm trí đâu tập trung cho học tập. Đã từ lâu, bà con kiến nghị di dời xưởng dệt này đi nơi khác, nhưng đến nay cơ sở này vẫn hoạt động đều đều. Phía sau xưởng dệt là Trường mầm non Trí Nhân, nơi học tập của 200 cháu. Cô Phan Thị Đoài, Hiệu trưởng nhà trường cho biết:
Mặc dù tường tiếp giáp với trường đã được xí nghiệp xây cao, tiếng ồn có giảm chút ít, nhưng vẫn rất bức xúc cho cô và cháu. Khổ nhất là các cháu nhỏ, ít khi có giấc ngủ ngon lành. Trước đây, nhà trường và phụ huynh đã có tờ trình về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn gửi chính quyền và cơ quan chức năng. Lần họp đầu năm học này, không ít phụ huynh cho rằng, nếu không khắc phục được tiếng ồn từ xưởng dệt sẽ chuyển con sang trường khác học. Nhà trường đành bất lực và chỉ biết trông chờ vào sự giải quyết của địa phương và các ngành liên quan.
Đi dọc đường Tôn Đản vào giờ các cơ sở sản xuất hoạt động hết công suất sẽ bắt gặp vô số thứ âm thanh rất khó chịu. Kèm theo đó là bụi. Dừng lại một lát tại xưởng chế biến đồ gỗ, chúng tôi đã cảm thấy chói tai nhức óc khi máy cưa đĩa hoạt động. Gần đó là tiếng búa đập vào kim loại chan chát của xưởng gia công cơ khí.
Ông Huỳnh Văn Ngộ, chủ cơ sở cơ khí chuyên gia công mặt hàng inox, vội bỏ đi khi chúng tôi hỏi về biện pháp giảm tiếng ồn khi sản xuất. Sát xưởng, chiếc ô-tô đậu choán gần hết đường đang bỏ các tấm thép xuống đất, tung bụi mù mịt. Người dân có nhà ở hai bên đường Tôn Đản, sát cạnh các cơ sở gia công cơ khí, sửa chữa máy móc thiết bị, chế biến đồ gỗ… ít khi có giây phút yên tĩnh. May ra vào đêm, khi các xưởng này nghỉ việc mới có chút thảnh thơi trong ngôi nhà của mình.
Trao đổi về thực trạng trên, ông Trương Hùng Mạnh, Chủ tịch UBND phường Hòa An cho rằng: Không phải bây giờ mà từ lâu, chính quyền địa phương đã nhận thấy sự bất hợp lý khi các cơ sở này nằm xen kẽ trong khu dân cư. Đã có nhiều giải pháp được đặt ra, song chưa có giải pháp nào khả thi. Hiện phường đang đề nghị quận và thành phố có chủ trương quy hoạch khoảng 5ha đất khu vực gần núi Phước Tường để bố trí các cơ sở này dưới dạng cụm công nghiệp cấp phường. Mỗi cơ sở chỉ cần thuê 1.500-2.000m2 là đủ xây dựng nơi sản xuất ổn định lâu dài.
Công nhân đang làm việc tại một cơ sở sản xuất. |
|
Ông Hùng cho biết thêm: Vừa qua, để giải quyết bức xúc về tiếng ồn và ô nhiễm, phường đã giải quyết cho cơ sở chuyên gia công khung nhà tiền chế của ông Đặng Văn Thuần ở tổ 8 thuê mặt bằng 3.000m2 tại khu vực vừa khai thác đá xong ở núi Phước Tường. Hiện cơ sở này đã đầu tư 300 triệu đồng cải tạo mặt bằng và hơn 2 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, đang sản xuất kinh doanh.
Đến bao giờ đưa các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư ở phường Hòa An, trả lại môi trường sống trong lành, yên tĩnh cho người dân là câu hỏi thường trực của người dân địa phương. Thiết nghĩ, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng sớm có giải pháp cho vấn đề nêu trên.
Bài và ảnh: NGUYỄN CẦU