Hối hả buổi chợ ngày 30 Tết

.

ĐNO - Những buổi chợ ngày 30 Tết bao giờ cũng rộn ràng kẻ bán, người mua. Ai cũng hối hả, mong thuận mua vừa bán để kịp về chuẩn bị mâm cúng giao thừa, về bên gia đình trong không khí nao nao của ngày cuối năm.

Người dân mua hoa tại chợ đầu mối Hòa Cường.
Người dân mua hoa tại chợ đầu mối Hòa Cường. Ảnh: XUÂN SƠN

Từ 8 giờ sáng ngày 24-1 (nhằm ngày 30 tháng Chạp năm Kỷ Hợi), không khí mua bán tại các chợ lớn trên địa bàn thành phố như: chợ Hòa Khánh, chợ Cồn, chợ Đống Đa, chợ Mới, chợ Hàn, chợ đầu mối Hòa Cường... và nhiều chợ nhỏ ở các địa phương như chợ Thanh Khê (quận Thanh Khê), chợ Lệ Sơn (huyện Hòa Vang) diễn ra hết sức nhộn nhịp. Bên cạnh các sạp hàng trong chợ, nhiều tiểu thương dọn hàng sát lề đường để thuận tiện cho việc mua bán. 

Ảnh: XUÂN SƠN
Gian hàng thịt lợn ở các chợ khá đông người mua. Ảnh: NGUYỄN LỄ

Một mặt hàng phổ biến dịp Tết là thịt lợn có giá 200.000 đồng/kg. Thịt bò thăn có giá dao động từ 350.000-400.000 đồng/kg. Hoa cúc cúng có giá 25.000 đồng/bó. Hoa lay ơn có giá khoảng 50.000-80.000 đồng/bó. Dừa có giá 30.00-40.000 đồng/quả. Bưởi có giá khoảng 70.000-80.000 đồng/kg. Một số loại rau củ như xà lách, súp lơ dao động trong khoảng 20.000-30.000 đồng/kg hoặc búp. Trong khi đó, cá cam có giá 80.000 đồng/kg, cá ngừ nhỏ có giá 100.000 đồng/kg.

Tại các chợ còn báy bán chè, xôi, khoai, sắn... nấu sẵn để phục vụ cho khách chuẩn bị mâm cúng. Giá chè khoảng 5.000-7.000 đồng/chén, xôi khoảng 7.000-10.000 đồng/đĩa.

Bánh tổ và bánh tét là những loại bánh truyền thống thường dùng trong dịp Tết.
Bánh tổ, bánh chưng và bánh tét là những loại bánh truyền thống thường dùng trong dịp Tết. Ảnh: XUÂN SƠN
Rau, củ, quả ở một số nơi có dấu hiệu tăng, cao hơn ngày thường khoảng 2 lần. Ảnh: NGUYỄN LỄ
Rau, củ, quả ở một số nơi có dấu hiệu tăng, gấp khoảng 1,5-2 lần so với ngày thường. Ảnh: NGUYỄN LỄ
Hoa cúc
Hầu hết các mặt hàng được nhập về các chợ với số lượng lớn. Ảnh: XUÂN SƠN
Ảnh: NGUYỄN LỄ
Cá tươi được nhiều bà nội trợ lựa chọn trong ngày Tết. Ảnh: NGUYỄN LỄ
Những loại trái cây như dừa, xoài, mãng cầu, đu đủ... được ưa chuộng nhất bởi mong muốn cầu may mắn theo quan niệm
Những loại trái cây như dừa, xoài, mãng cầu, đu đủ... được ưa chuộng nhất bởi mong muốn cầu may mắn theo quan niệm "cầu vừa đủ xài". Ảnh: XUÂN SƠN
Sắc đỏ rực rỡ của bao lì xì, đôi câu đối và lồng đèn mang đến không khí Tết đặc trưng.
Sắc đỏ rực rỡ của bao lì xì, câu đối và lồng đèn mang đến không khí Tết đặc trưng. Ảnh: XUÂN SƠN

Đi chợ ngày 30 Tết, với nhiều người là để mua sắm chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa, có người tìm thêm thực phẩm dự trữ cho bữa cơm ngày Tết.

Tất bật mua sắm vào sáng 30 Tết tại chợ Đống Đa, anh Nguyễn Hữu Trung (trú phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ) chia sẻ: "Số tiền bỏ ra cho một mâm cúng giao thừa tầm 200.000 đồng nếu cúng chay và 500.000 đồng nếu cúng mặn. Ngoài ra, còn phải sửa soạn giấy cúng, nhang, đèn, gạo, muối, trầu cau... Rất nhiều thứ phải mua để có một mâm cúng tươm tất. Mệt nhưng vẫn vui, vì... Tết mà".

Xôi, chè
Với nhiều khách ưa sự tiện lợi, nhanh gọn trong chuẩn bị mâm cúng cuối năm, những mặt hàng như xôi, chè nấu sẵn luôn là ưu tiên hàng đầu. Ảnh: NGUYỄN LỄ
Một góc chợ Lệ Sơn sáng 30 Tết. Ảnh: NGUYỄN LỄ
Một góc chợ Lệ Sơn sáng 30 Tết. Ảnh: NGUYỄN LỄ

Theo ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công thương, để phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý, Sở Công thương đã làm việc với các đơn vị sản xuất, phân phối, kinh doanh trên địa bàn để chủ động dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết với tổng giá trị 1.749 tỷ đồng. 

Trong đó, tổng số hàng hóa thiết yếu dự trữ của 12 đơn vị sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị tham gia dự trữ gồm: 136 tấn gạo, nếp các loại; gần 1.200 tấn thịt các loại; 1.266 tấn rau củ quả các loại; hơn 1.000 tấn thực phẩm chế biến, đóng hộp, thực phẩm khô, bánh kẹo mứt, hạt dưa các loại... giá trị khoảng hơn 414 tỷ đồng. Nguồn dự trữ này bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân trong dịp Tết.

XUÂN SƠN - NGUYỄN LỄ

;
;
.
.
.
.
.