Ngành khai thác Bitcoin của Trung Quốc điêu đứng vì thiếu vi mạch

.

Tình trạng thiếu nguồn cung vi mạch toàn cầu đã “bóp nghẹt” việc sản xuất thiết bị chuyên dụng khai thác tiền kỹ thuật số - lĩnh vực Trung Quốc đang “thống trị”.

Việc khai thác tiền kỹ thuật số thường phụ thuộc vào các máy tính tiêu thụ năng lượng cao để xử lý các thuật toán phức tạp. Ảnh: Reuters
Việc khai thác tiền kỹ thuật số thường phụ thuộc vào các máy tính tiêu thụ năng lượng cao để xử lý các thuật toán phức tạp. Ảnh: Reuters

Ông Wayne Zhao tại công ty nghiên cứu tiền kỹ thuật số TokenInsight cho biết, trước đây việc khai thác tiền kỹ thuật số tại Trung Quốc thường chiếm 80% toàn cầu nhưng nay chỉ còn chiếm 50%.

Theo Reuters, người sử dụng và nhà giao dịch Bitcoin luôn theo dõi chặt chẽ hoạt động khai thác tiền kỹ thuật số. Lượng Bitcoin họ khai thác và bán trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cũng như giá của tiền kỹ thuật số này.

Ngày 22-1, giá Bitcoin nằm ở mức 32.000 USD, giảm 20% so với kỷ lục đạt được hai tuần trước. Tuy nhiên, mức giá hiện nay vẫn tăng 700% so với mức 3.850 USD vào tháng 3-2020.

Những người khai thác tiền kỹ thuật số đang gia tăng sử dụng linh kiện máy tính thiết kế đặc biệt, hiệu năng mạnh để thực hiện giao dịch Bitcoin.

Ông Alex Ao, Phó chủ tịch công ty Innosilicon chuyên thiết kế vi mạch, chia sẻ rằng những nhà sản xuất hàng đầu vi mạch chuyên dành cho khai thác tiền kỹ thuật số như Samsung thường ưu tiên cung cấp sản phẩm cho lĩnh vực điện tử tiêu dùng.

Tình trạng thiếu hụt vi mạch hiện nay đang gây gián đoạn với việc sản xuất hàng loạt sản phẩm như máy tính xách tay, điện thoại di động…

Đại diện kinh doanh tại công ty vật liệu công nghệ cao Jiangsu Haifanxin (Trung Quốc) cho biết thậm chí thiết bị khai thác tiền kỹ thuật số cũ cũng có7 giá lên tới 5.000 USD.

Ông Raymond Yuan – nhà thành lập một trong những công ty khai thác Bitcoin lớn nhất Trung Quốc Atlas Mining – chia sẻ: “Trung Quốc thường có giá điện thấp nhưng với mức giá Bitcoin hiện nay thì điều đó không còn là lợi thế”.

Theo Báo Tin tức

;
;
.
.
.
.
.