Đà Nẵng cuối tuần
Nhớ những hàng cây xanh
“Tôi nhớ những hàng cây và màu xanh lá non “Sidra, cô bé người Syria giải thích sau khi cô vẽ cây và hoa trên mảng tường bằng tôn của một căn nhà di động dành cho người tị nạn ở Zaatari, Jordan. Rawan, tên một em bé khác, 10 tuổi, đã tô sơn lên bức tường phòng tắm một “chiếc áo khoác” màu vàng sáng rỡ. Habeer, cô gái 12 tuổi, vừa vẽ vừa hát trong khi cô cùng những đứa trẻ vẽ một bức tranh tường. “Tôi hạnh phúc khi vẽ tranh. Tôi muốn vẽ cây cối, chim và hoa. Tôi muốn trở thành một giáo viên khi tôi lớn lên”, cô bé nói.
Sidra: “Tôi nhớ những hàng cây xanh...” |
Trẻ em cười và hát khi chúng vẽ. Một số em ấn bàn tay vào màu rồi in dấu lên tường-những bàn tay mang biểu tượng khát vọng. Có một vài em cắm cúi tô màu con diều. Nhiều em khác đang ngồi chăm chú xem nghệ sĩ Safeen Mohammed cắt mở ruột vỏ chai nhựa để làm ly hòa màu sơn…Tất cả những hình ảnh sinh động tươi vui của các em khi đang là “họa sĩ đường phố” đã xua bớt đi không khí ảm đạm trong khu vực tị nạn và phần nhiều hoạt cảnh này được thu vào ống kính của Samantha Robison, họa sĩ kiêm nhiếp ảnh, 27 tuổi, người Mỹ từ Washington DC.
Samantha Robison làm việc trong trại tị nạn lần này như là một thành viên của tổ chức do cô sáng lập, được gọi là AptART. Samantha Robison đã đến Campuchia, Congo, Iraq và Syria để làm việc trên các dự án nghệ thuật trước khi đến Zaatari.
Từ đầu tháng 9 đến nay, nhóm nghệ sĩ quốc tế AptART của Samantha Robison với sự hỗ trợ của tổ chức UNICEF, đã làm việc tại khu vực Kurdistan của Iraq, nơi họ phát triển một loạt các hoạt động nhằm hỗ trợ trẻ em tị nạn Syria thông qua các cuộc hội thảo nghệ thuật như vẽ tranh tường bên ngoài hoặc ngay cả bên trong các căn lều trong trại tị nạn.
Nhóm AptART (Awareness and Prevention Through Art tạm dịch Quan tâm và Bảo dưỡng thông qua nghệ thuật) hợp sức với nhóm ACTED (Hành động) tổ chức hội thảo giáo dục cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Syria đang sống trong các cộng đồng đông đúc tại các trại tị nạn ở Jordan. Mỗi phân xưởng được dẫn dắt bởi một nghệ sĩ đến tận trại tị nạn để giúp đỡ các trẻ em làm ra tác phẩm nghệ-
thuật-đường-phố. Những tác phẩm đó do các em vẽ cùng sự hợp tác với nghệ sĩ. Chủ đề hội thảo nghệ thuật dựa trên các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em và nâng cao nhận thức về các vấn đề mà trẻ phải đối mặt như hòa bình, hy vọng, giáo dục và vệ sinh. Tác phẩm của các em sau đó sẽ được ra mắt với khán giả quốc tế thông qua các cuộc triển lãm.
Những bức tranh tường cung cấp cho các em một cơ hội để có quyền sở hữu không gian chia sẻ, có một chí hướng sáng tạo, học tập, cùng nhau làm việc và chia sẻ tiếng nói của các em với cộng đồng lớn hơn. Quá trình vẽ tranh cũng giúp trẻ em lấy lại cảm xúc thời thơ ấu vốn đã thường xuyên bị mất vì xa rời nơi chốn cũ và những ảnh hưởng nặng nề khác từ chiến tranh. Những bức tranh tường là một thông điệp giao tiếp hiệu quả về sự hiện diện lâu dài của các em ở địa điểm công cộng trong cộng đồng của người dân tỵ nạn.
Viết lên tường: Những hy vọng và ước mơ cho tương lai. |
Cho đến nay, AptART và ACTED đã làm việc với hơn 3.000 trẻ em trên khắp miền Bắc Jordan và bên trong Syria. Họ đã tổ chức bốn triển lãm trưng bày hơn 100 bức tranh. Ngoài Jordan ra, họ sẽ đưa nghệ thuật đường phố đến với giới trẻ tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Iraq.
Sau gần bốn năm chiến tranh ở Syria, nhiều thành phố đang bị bao vây, hơn chín triệu người Syria đã phải di dời. Sau khi tìm thấy nơi trú ẩn trong các quốc gia láng giềng, trẻ em phải vật lộn với thực tế thiếu thốn mọi mặt khi cộng đồng quê hương bị phá hủy và cuộc sống các em và gia đình đã bị bật gốc.
Để khuyến khích trẻ thể hiện mình và cung cấp một nền tảng nghệ thuật thay cho tiếng nói của các em, dự án nghệ thuật đường phố được thực hiện trên khắp các khu vực Kurdistan của Iraq trong các trại tị nạn cho cả Syria và người dân di tản Iraq.
Khi chiến tranh ở Syria kéo dài, thường dân tuyệt vọng tiếp tục đổ qua biên giới sang các nước láng giềng. Chỉ một năm trước đây, các trại Zaatari ở miền bắc Jordan đã nhanh chóng trở thành trại tị nạn lớn thứ hai thế giới với 100.000 cư dân. Trong khi họ đã thoát khỏi cái chết và sự tàn phá của chiến tranh, những người tị nạn bây giờ tìm thấy chính mình trong một khu đất hoang sa mạc không màu tương phản mạnh với khu vực có nguồn gốc xanh tươi tốt của họ ở Daraa, Syria. Với thực tế không có thực vật hay động vật và hàng hàng lớp lớp căn lều phủ màu be khô hanh. Zaatari là một vùng đất khắc nghiệt của cơn bão bụi, nhiệt và ánh sáng mặt trời nóng bỏng.
Cuộc chiến ở Syria không có dấu hiệu ngớt giảm và lại có thêm người tị nạn tiếp tục đến khu vực Kurdistan của Iraq. Mặc dù tình hình dường như không thể, nhưng vẫn hy vọng là những tranh vẽ hay những dòng chữ các em viết trên những bức tường tạm bợ ở trong khu vực tỵ nạn mang theo thông điệp chân thành của các em sẽ đến với nhiều người: Hy vọng và ước mơ về một tương lai bình yên trong không gian tràn ngập màu xanh cây lá.
HOÀNG ĐẶNG