Đà Nẵng cuối tuần

Kiến trúc đời sống

Cách nhận biết tôn lợp kém chất lượng

07:56, 06/12/2014 (GMT+7)

Tôn lá, tôn lợp là loại vật liệu được sử dụng phổ biến. Nhờ lợi thế độ bền, tuổi thọ cao (10 - 20 năm), tính thẩm mỹ, tiện dụng, chi phí lắp đặt rẻ... tôn lợp được giới xây dựng ưa dùng hơn các loại vật liệu khác. Tuy nhiên thị trường cũng xuất hiện nhiều loại tôn kém chất lượng, nhái các thương hiệu uy tín và gian lận độ dày của tôn. Người dùng có thể nhận biết bằng những cách dưới đây:

 

Quan sát dòng in vi tính: Là tôn giả nếu dòng in bị nhòe, không rõ ràng, sắc nét do bị bôi xóa, in đè lên; hoặc dòng in ngắn, không hiển thị đầy đủ thông tin sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất. Bạn cũng có thể kiểm tra và đối chiếu mã số của các cuộn tôn với nhà sản xuất, hoặc đại lý chính hãng.
Đọc ký hiệu MSC: Thông thường, độ dày của tôn có dung sai +/- 0,02mm. Tuy nhiên, người dùng có thể mua tôn 0,35mm nhưng độ dày thực chỉ 0,28mm hoặc mỏng hơn. Người dùng không nên mua tôn có ký hiệu “MSC” trong chuỗi mã số in ở mặt sau tấm tôn. Đây là ký hiệu ngầm của giới buôn “tôn âm”, để người bán hạ giá thành nếu cuộc ngã giá với khách chưa thành.

 

Quan sát thông số độ dày: Tẩy xóa thông số độ dày in trên tấm tôn là một thủ thuật được các chủ cửa hàng buôn tôn giả trọng dụng. Mã số sản phẩm tôn thật là TKPMXXXXxxxx0,40mm (độ dày 0,4mm) có thể tẩy thành TKPMXXXXxxxx0,45mm (độ dày 0,45mm). Vì vậy, không nên mua tôn bị tẩy xóa, hoặc nhập nhèm con số chỉ độ dày.

Cân tôn: Trọng lượng mỗi mét tôn giả thường nhẹ hơn nhiều so với hàng chuẩn. Chẳng hạn như tôn lạnh màu khổ 1.200 mm, độ dày sau mạ 0,4mm thì nặng khoảng 3,3-3,5kg, nhưng tôn “MSC” thường nhẹ hơn ít nhất 0,4-0,5kg.

Đo độ dày bằng thước hoặc máy: Dùng thước kẹp hoặc máy đo cầm tay là cách xác định độ dày tôn chính xác nhất. Khi sử dụng máy đo cầm tay, người dùng cần lưu ý cách đo tôn đúng chuẩn, đặt vuông góc và khít với tôn.

H.L (st)

.