Sau Covid-19, Venice suy ngẫm về du lịch

.

Một vài ngày trước khi Ý dỡ bỏ các hạn chế trên khắp đất nước sau khi bị phong tỏa từ ngày 10-3, đường phố Venice bắt đầu hồi sinh. Mặc dù chưa có khách du lịch ở đây nhưng tiếng ồn phát ra từ máy hút bụi và đội vệ sinh bên trong các cửa hàng đã cho thấy sự sẵn sàng cho việc mở cửa trở lại vào ngày 18-5.

Bà Jane da Mosto.
Bà Jane da Mosto.

Sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, dù Venice có ra sao đi nữa, các chủ cửa hàng vẫn phải chuẩn bị mở cửa trở lại. Hầu hết mọi người ở thị trấn du lịch này đều có cùng một câu hỏi: Họ đang mở cửa lại cho ai?

Theo Bộ Du lịch Ý, mỗi năm có tới 30 triệu khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về Venice, bơm tới 2,5 tỷ USD vào nền kinh tế địa phương. Ông Matteo Secchi, người đứng đầu tập đoàn du lịch Venessia nói rằng, Venice luôn thu hút nhiều khách du lịch quốc tế hơn nhiều so với các quốc gia khác nhưng lại có số ít người Ý chưa bao giờ say mê thành phố đầm phá bao quanh. “Khi thành phố mở cửa trở lại vào tuần tới, Venice sẽ vẫn giống như ngày hôm nay. Khách du lịch sẽ không thực sự bắt đầu quay trở lại cho đến khi biên giới được mở lại và du lịch quốc tế được cho phép”, ông Matteo Secchi nói với CNN trong tuần này giữa lúc Venice vắng vẻ một cách kỳ lạ.

Jane da Mosto, người đứng đầu nhóm phi lợi nhuận mang tên “We Are Here Venice” (Venice, chúng tôi đang ở đây), đã đấu tranh để khiến các nhà hoạch định chính sách hiểu được lợi thế của du lịch bền vững cho thành phố bằng cách phát động các chiến dịch nhằm đưa các tàu du lịch lớn ra khỏi bến cảng lịch sử và nghiên cứu các lựa chọn ngăn chặn lũ lụt. Cô Jane coi đại dịch là một bước ngoặt của thành phố và hình dung ra một Venice mới đang trở dậy một cách mạnh mẽ trong thế giới hậu đại dịch.

Trước khi xảy ra Covid-19, khách du lịch đã ép cư dân ra khỏi thành phố.
Trước khi xảy ra Covid-19, khách du lịch đã ép cư dân ra khỏi thành phố.

“Venice mới mà tôi mơ ước sau này giống như bây giờ nhưng phải có nhiều cư dân hơn”, cô nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn ở Venice. “Vấn đề đối với Venice không phải là thiếu khách du lịch mà chính là thiếu cư dân thường trú. Và với nhiều cư dân hơn, thành phố sẽ phản ánh nhiều hơn về văn hóa Venice và lối sống tuyệt vời mà thành phố phi thường này mang lại và du khách tương lai đến thành phố sẽ có thể tận hưởng Venice nhiều hơn”.

Hoạt động của cô Jane da Mosto được ông Luigi Brugnaro - Thị trưởng thành phố Venice trao giải Osella d hèOro vào ngày 27-5 tới đây.

Theo nhiều cách, Venice gần đây đã trở thành nạn nhân của sự nổi tiếng của chính mình trong cuộc đấu tranh ngày càng tồi tệ giữa chủ nghĩa thái quá, được nuôi dưỡng bởi sự phổ biến và khả năng chi trả của tàu du lịch và du lịch hàng không giá rẻ. Dân số Venice đã giảm từ 175.000 sau Thế chiến II xuống chỉ còn hơn 52.000 ngày nay. “Đại dịch Covid-19 cho thấy du lịch đã đè bẹp dân chúng như thế nào. Khi thành phố bị phong tỏa và chỉ có người Venice ở đây, mới hay dân số thành phố chúng tôi thực sự thưa thớt”, Secchi - một người làm trong ngành công nghiệp khách sạn nói.

Một số người ở Venice muốn quảng bá du lịch “chậm” vừa phải hơn là du lịch đại chúng. Các thành phố trên thế giới đã chứng kiến những sinh vật như kanguru, dê, báo và sư tử rong chơi trên những con đường vắng, trong khi gấu đang vui đùa trong các công viên quốc gia trống rỗng. Và tại Venice, trong thời gian phong tỏa vì Covid-19, các kênh đào tối thẩm thường thấy của Venice đã biến mất nhường chỗ sự sống dưới nước từ bề mặt. Người ta đã thấy những con sứa bơi lang thang trên dòng kênh.

Một khu phố ở Venice chỉ còn một vài cư dân.
Một khu phố ở Venice chỉ còn một vài cư dân.

Melissa Conn, Giám đốc Văn phòng Save Venice cho biết, một nhóm bảo tồn di sản văn hóa rộng lớn của thành phố thông qua các khoản tài trợ bảo tồn, coi đại dịch là một bước ngoặt. “Chúng tôi đang sử dụng thời gian này theo cách tích cực”, cô nói với CNN ở Venice.

Conn biết rằng, việc rút ra các loại hình du lịch đại chúng mà Venice đã trải qua trong những năm gần đây sẽ khiến một số doanh nghiệp phải đóng cửa. “Chúng tôi sẽ thấy các cửa hàng trống rỗng. Chúng tôi sẽ cần phải suy nghĩ lại về Venice để đưa nó lên một tầm cao hơn. Chúng tôi cần tập trung vào thương hiệu Made in Venice, để quảng bá các nghệ nhân địa phương và đưa Venice trở lại sự đông đúc, bình yên. Tất cả sẽ cung cấp chất lượng cuộc sống tốt hơn cho những người đang sống ở đây và những người ghé đến thăm”, Conn nói tiếp.

Cô hình dung các sinh viên đang tạo ra các căn hộ du lịch sinh viên, việc này góp phần mang lại năng lượng mới cho thành phố. “Chúng tôi cảm thấy hơn bao giờ hết rằng đây là thời điểm. Cứu Venice là một nhiệm vụ rất đặc biệt và chúng tôi đang bắt đầu ngay bây giờ”, Conn nói.

HOÀNG ĐẶNG (theo CNN)

;
;
.
.
.
.
.