Từ dầu mỏ tới năng lượng tái tạo

.

Dưới sức ép của các chính phủ và nhà đầu tư, những tập đoàn đứng đầu ngành dầu khí ở châu Âu như BP và Shell đang tăng tốc sản xuất năng lượng sạch nhiều hơn.

Dự án năng lượng tái tạo của Shell ở Nam Kinh (Trung Quốc). Ảnh: Shell
Dự án năng lượng tái tạo của Shell ở Nam Kinh (Trung Quốc). Ảnh: Shell

Chuyển mình vì sức ép

Năm 2020, các tập đoàn dầu khí, đặc biệt ở châu Âu, có lẽ bắt đầu trông giống tập đoàn điện nhiều hơn. Royal Dutch Shell có trụ sở tại Hà Lan hồi tháng trước đã thắng hợp đồng xây dựng trang trại điện gió rộng lớn ngoài khơi Hà Lan. Total của Pháp sở hữu một nhà sản xuất pin hồi đầu năm đạt thỏa thuận đầu tư lớn năng lượng mặt trời ở Tây Ban Nha và trang trại điện gió ngoài khơi Scotland. Total đã mua một công ty điện và khí tự nhiên của Tây Ban Nha để cùng BP và Shell thúc đẩy mảng kinh doanh xe điện.

Chính phủ các nước và nhà đầu tư khuyến khích các tập đoàn dầu khí góp tay vào việc giải quyết những lo ngại về biến đổi khí hậu nên chuyển hướng sang sản xuất năng lượng sạch hơn như: điện, hydro, thúc đẩy khí tự nhiên để chuyển thói quen sử dụng than và dầu sang năng lượng tái tạo. Các tập đoàn này cắt giảm ngân sách cho việc khoan thêm các giếng dầu mới. Shell trì hoãn các mỏ dầu mới ở Vịnh Mexico và Biển Bắc (vùng biển phía bắc Đại Tây Dương), trong khi BP cam kết không săn tìm các mỏ dầu ở bất cứ quốc gia mới nào.

Ông Claudio Descalzi (65 tuổi), Giám đốc điều hành (CEO) Eni - công ty sản xuất dầu lớn nhất nước Ý cho biết, trong 6 năm qua, Eni có những biến động mạnh về mặt hàng dầu mỏ vì muốn xây dựng một doanh nghiệp ngày càng dựa vào năng lượng xanh hơn là dầu mỏ. Phát biểu với báo giới, ông Bernard Looney, từng làm việc cho BP suốt 29 năm và mới nắm giữ cương vị CEO từ tháng 2 vừa qua, nói rằng tập đoàn cần thay đổi theo sự đổi mới của thế giới về nhu cầu năng lượng. BP đặt cược vào điện là năng lượng sạch chủ lực trong tương lai và thực tế nhu cầu này đang tăng mạnh. Ngoài ra, các tập đoàn dầu khí châu Âu còn trồng rừng để hấp thụ bớt carbon.

Những “ông lớn” dầu khí của Mỹ như Exxon Mobil và Chevron tỏ ra chậm hơn so với các đối tác châu Âu trong việc theo đuổi những mục tiêu liên quan tới khí hậu do ít chịu áp lực từ chính phủ và nhà đầu tư. Jason Gammel, nhà phân tích dầu khí kỳ cựu tại ngân hàng đầu tư Jefferies của Mỹ nhận định: “Chúng tôi chứng kiến sự khác biệt lớn nhất giữa tập đoàn dầu khí Mỹ và châu Âu. Shell và BP cố gắng định vị trong thời đại mới, ít phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên từ lòng đất để chuyển sang sản xuất xe điện, cung cấp năng lượng tái tạo hay nguồn năng lượng ít carbon cho các thành phố cũng như tập đoàn lớn”.

Khách hàng chuộng sản phẩm xanh, sạch

Ông Bernard Looney cho biết, dầu mỏ và khí đốt vẫn được BP duy trì sản xuất để có tiền mặt đầu tư các hạng mục kinh doanh mới. Tập đoàn này đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo gấp 10 lần trong thập niên tới, đạt mức 5 tỷ USD/năm; đồng thời cắt giảm sản lượng dầu và khí đốt ở mức 40%. BP đặt mục tiêu tạo ra điện sạch với vài chục trang trại điện gió lớn ngoài khơi. Điện là mặt hàng mấu chốt, hydro là loại khí đốt sạch có thể tích trữ và tạo ra điện cho các phương tiện giao thông cũng đóng vai trò lớn.

Các nhà phân tích mô tả, tuyên bố của ông Looney là bước đột phá và gây áp lực cho các tập đoàn khác. Cổ phiếu các tập đoàn dầu khí từng rất vững chắc trên thị trường chứng khoán nhưng đã bị các nhà đầu tư đánh giá giảm sút vì lo ngại về biến đổi khí hậu. Những động thái mới này của các tập đoàn dầu khí giúp giá trị cổ phiếu tăng trở lại.

Theo nhà phân tích Oswald Clint tại công ty nghiên cứu thị trường Bernstein có trụ sở ở New York (Mỹ), cung cấp điện mang lại lợi nhuận nhiều hơn so với khoan dầu khí. Các trang trại điện gió và công viên năng lượng mặt trời có khả năng tạo ra doanh thu cao vì khách hàng muốn mua các sản phẩm dán nhãn xanh, sạch. Trong khi đó, ông Claudio Descalzi cho biết, các các nhà máy lọc dầu của Eni ở Venice (Áo) và Sicily (Ý) đã được chuyển đổi công năng sang sản xuất khí thải carbon thấp hơn.

ANH THƯ theo New York Times

 

;
;
.
.
.
.
.
lắp đặt điện mặt lượng mặt trời