.

Đình làng Hải Châu: Bình yên giữa chốn thị thành

.

ĐNĐT - Giữa náo nhiệt thị thành, hồn người bỗng lắng đọng khi “lạc” vào không gian bình yên, chân quê vẹn nguyên trong quần thể di tích đình làng Hải Châu.

Đình làng Hải Châu năm 1950 (Ảnh tư liệu)
Đình làng Hải Châu năm 1950 (Ảnh tư liệu)

Đình làng Hải Châu nằm ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng về phía tả ngạn sông Hàn (hẻm 48 đường Phan Châu Trinh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu). Theo gia phả tộc Nguyễn Văn, một trong 43 tộc họ của làng Hải Châu, các bậc Tiền hiền khai khẩn, Hậu tiền khai canh làng Hải Châu vốn có nguồn gốc từ làng Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Trong quá trình theo vua Lê Thánh Tông khai phá đất đai, họ lập nên làng Hải Châu và cư ngụ tại vùng đất này vào cuối thế kỷ 15.

Ghi chép của các bậc cao niên cho thấy, vào năm Gia Long thứ 5 (1804), các hương chức làng Hải Châu xin vua Gia Long cho lập đình thờ Thành Hoàng làng và các vị Tiền hiền, Hậu hiền của làng tại khu đất Nghĩa Lợi bên bờ sông Hàn. Đến năm 1858, đình bị hư hại nặng do chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

Hai năm sau, nhân dân dựng lại đình tại khu đất nay là Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (99 đường Hùng Vương). Đến năm 1903, người Pháp chiếm dụng ngôi đình, sử dụng làm nơi điều trị bệnh nhân trong nạn dịch đậu mùa.

Một năm sau, ngôi đình được trả lại theo đơn xin của dân làng. Tuy nhiên, nhân dân Hải Châu cho rằng ngôi làng bị ô uế nặng nên làm đơn thỉnh nguyện dâng lên vua Thành Thái xin cho xây dựng lại ngôi đình tại vị trí hiện nay (tổ 3, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu) và tồn tại cho đến ngày nay.

Phía trước cổng tam quan có hồ nước hình chữ nhật. Ảnh: TRÂM ANH
Phía trước cổng tam quan có hồ nước hình chữ nhật.

Đình làng Hải Châu được xây dựng lần thứ ba bao gồm đình làng, nhà thờ Tiền hiền, nhà thờ 43 chư phái tộc, Miếu Bà (thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana), cổng tam quan và một hồ nước.

Kiến trúc đình làng Hải Châu xây dựng năm 1904 được phân bố trong một không gian khá hài hòa, trang nghiêm. Toàn bộ các thiết chế đình, cổng tam quan, hồ sen được sắp xếp theo trục Bắc Nam. Khu vực di tích đình, nhà thờ Tiền hiền, nhà thờ 43 chư phái tộc, Miếu Bà được bố trí theo trục ngang Đông Tây. Mặt tiền quay về hướng Nam, chính giữa là ngôi đình, bên cạnh phía Đông là ngôi nhà Tiền hiền, Miếu Bà, phía Tây là ngôi nhà thờ 43 chư phái tộc.

Cổng tam quan gồm một cửa chính và hai cửa phụ. Toàn bộ cổng có chiều dài 6m, cao 5m, dưới diềm mái cửa chính có đắp nổi 4 chữ Hán, được dịch là “Hải Châu Chánh Xã”. Ảnh: TRÂM ANH
Cổng tam quan gồm một cửa chính và hai cửa phụ. Toàn bộ cổng có chiều dài 6m, cao 5m, dưới diềm mái cửa chính có đắp nổi 4 chữ Hán, được dịch là “Hải Châu Chánh Xã”.
Đình được xây dựng hoàn toàn bằng gạch. Kiến trúc bên ngoài đơn giản, mang dáng dấp hiện đại. (Ảnh tư liệu, hình ảnh trước khi sửa chữa vào năm 2002)
Đình được xây dựng hoàn toàn bằng gạch. Kiến trúc bên ngoài đơn giản, mang dáng dấp hiện đại. (Ảnh tư liệu, hình ảnh trước khi sửa chữa vào năm 2002)
Mái lợp ngói đông dương. Ảnh: TRÂM ANH
Mái lợp ngói đông dương.
Phần hậu tẩm được xây cao hơn mái đình. Trên mái đình và hậu tẩm đắp nổi hình “Lưỡng Long chầu nguyệt” được ghép sành sứ công phu. (Ảnh tư liệu, hình ảnh trước khi sửa chữa vào năm 2002)
Phần hậu tẩm được xây cao hơn mái đình. Trên mái đình và hậu tẩm đắp nổi hình “Lưỡng Long chầu nguyệt” được ghép sành sứ công phu. (Ảnh tư liệu, hình ảnh trước khi sửa chữa vào năm 2002)

Sân đình có chiều dài 36m, rộng 25m. Đình dài 22,2m, rộng 11m, gồm 3 phần: mái hiên, hậu bái và hậu tẩm. Phần hậu tẩm được kết cấu bằng hệ thống kiến trúc khung gỗ, các thanh trính và xuyên chạm trỗ đơn giản, chính giữa bộ vì kèo có con đội, 8 cột gỗ chia làm 3 gian. Bên ngoài cột gỗ có trác một lớp xi măng mỏng vẽ rồng và mây uốn lượn, chân cột không có đá tán.

Khu di tích đình làng Hải Châu là cụm di tích kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng được xây dựng sớm ở một làng nội thành Đà Nẵng, phản ánh quá trình xây dựng và phát triển của làng (xã) Hải Châu từ xưa đến nay theo những chặng đường lịch sử của dân tộc.

Trải qua gió bụi thời gian cùng sự tàn phá của chiến tranh, đình làng Hải Châu xuống cấp, hư hỏng nặng. Theo ông Nguyễn Duy Minh, cán bộ phụ trách văn hóa phường Hải Châu 1 cho biết, đình làng đã được tu sửa 3 lần, vào năm 1926, 1937 và 1957. Cũng trong lần tu sửa thứ 2 vào năm 1937, tộc Nguyễn Văn xin tách ra riêng.

Ngày 12-7-2001, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận Đình Hải Châu và nhà thờ chư phái tộc là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đầu năm 2002, được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Văn hóa - Thông tin, UBND thành phố Đà Nẵng đã đầu tư phục hồi khu di tích đình và nhà thờ Hải Châu.

Bộ vì kèo (Ảnh tư liệu, hình ảnh trước khi sửa chữa vào năm 2002)
Bộ vì kèo (Ảnh tư liệu, hình ảnh trước khi sửa chữa vào năm 2002)
Nhà thờ 43 chư phái tộc có chiều dài 11,3m, rộng 13,7m gồm 3 gian 2 chái xây dựng bằng gạch, lợp mái âm dương. Phần đầu hồi (mái hiên), các thanh trính được xếp theo kết cấu chồng giường - con đội. Các con đội được chạm hình quả bí cách điệu và hai đầu các thanh trính trạm chỗ hình đầu rồng. Bên ngoài mái hiên phía trên có đắp nổi hình cuốn ghi 3 chữ “Kĩnh Ái Tự”. (Ảnh tư liệu, hình ảnh trước khi sửa chữa vào năm 2002)
Nhà thờ 43 chư phái tộc có chiều dài 11,3m, rộng 13,7m gồm 3 gian 2 chái xây dựng bằng gạch, lợp mái âm dương. Phần đầu hồi (mái hiên), các thanh trính được xếp theo kết cấu chồng giường - con đội. Các con đội được chạm hình quả bí cách điệu và hai đầu các thanh trính trạm chỗ hình đầu rồng. Bên ngoài mái hiên phía trên có đắp nổi hình cuốn ghi 3 chữ “Kĩnh Ái Tự”. (Ảnh tư liệu, hình ảnh trước khi sửa chữa vào năm 2002)
Nhà thờ Tiền Hiền có lối kiến trúc bên ngoài giống như nhà thờ 43 Chư Phái Tộc. Bên ngoài ghi 4 chữ Hán được dịch là “Nhà thờ Tiền Hiền”. (Ảnh tư liệu, hình ảnh trước khi sửa chữa vào năm 2002)
Nhà thờ Tiền hiền có lối kiến trúc bên ngoài giống như nhà thờ 43 chư phái tộc. Bên ngoài ghi 4 chữ Hán được dịch là “Nhà thờ Tiền hiền”. (Ảnh tư liệu, hình ảnh trước khi sửa chữa vào năm 2002)

Khu di tích đình làng Hải Châu là cụm di tích kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng được xây dựng sớm ở một làng nội thành Đà Nẵng, phản ánh quá trình xây dựng và phát triển của làng (xã) Hải Châu từ xưa đến nay theo những chặng đường lịch sử của dân tộc.

Trải qua gió bụi thời gian cùng sự tàn phá của chiến tranh, đình làng Hải Châu xuống cấp, hư hỏng nặng. Theo ông Nguyễn Duy Minh, cán bộ phụ trách văn hóa phường Hải Châu 1 cho biết, đình làng đã được tu sửa 3 lần, vào năm 1926, 1937 và 1957. Cũng trong lần tu sửa thứ 2 vào năm 1937, tộc Nguyễn Văn xin tách ra riêng.

Trước khi tu sửa, khu di tích có tổng diện tích 1.512m2 và hồ nước, sau khi tu sửa khu di tích có tổng diện tích 3.150m2 và hồ nước.

Ngày 12-7-2001, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận Đình Hải Châu và nhà thờ chư phái tộc là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đầu năm 2002, được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Văn hóa - Thông tin, UBND thành phố Đà Nẵng đã đầu tư phục hồi khu di tích đình và nhà thờ Hải Châu.

Sân đình được chỉnh trang mở rộng để đáp ứng các hoạt động văn hóa, lễ hội trong khu vực di tích. Ảnh: TRÂM ANH
Sân đình được chỉnh trang mở rộng để đáp ứng các hoạt động văn hóa, lễ hội trong khu vực di tích.
Hoa, cây cảnh, cây lưu niên được bố trí lấy bóng mát và cải thiện cảnh quan môi trường. Ảnh: TRÂM ANH
Hoa, cây cảnh, cây lưu niên được bố trí lấy bóng mát và cải thiện cảnh quan môi trường xung quanh đình.
Đình Hải Châu được xây dựng mới có hình thức nghệ thuật trang trí, kết cấu, kiến trúc truyền thống của vùng văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng. Đình được thiết kế trên diện tích 144m2, tổ hợp 3 gian chính để đặt điện thờ và nơi tiến hành các nghi lễ. Ảnh: TRÂM ANH
Đình Hải Châu được xây dựng mới có hình thức nghệ thuật trang trí, kết cấu, kiến trúc truyền thống của vùng văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng. Đình được thiết kế trên diện tích 144m2, tổ hợp 3 gian chính để đặt điện thờ và nơi tiến hành các nghi lễ.
Hành lang của đình. Ảnh: TRÂM ANH
Hành lang của đình.
Bên trong đình. Ảnh: TRÂM ANH
Bàn hương án được sơn son thếp vàng, là tác phẩm điêu khắc đẹp, được chạm trổ tỉ mỉ, công phu họa tiết hoa lá (sen, cúc, mai, trúc…), chim muông (phụng, hạc) và nhiều loài vật khác như rồng, kỳ lân, rùa…
Bộ binh khí bát bửu trấn giữ đình, mang tính chất ngũ hành. Ảnh: TRÂM ANH
Bộ binh khí bát bửu trấn giữ đình, mang tính chất ngũ hành.
Cùng trên trục chính của đình, phía sau là sân đình có diện tích 196m2 gồm sân trong, hai bên là nhà tả mạc, hữu mạc và phần hậu tẩm 3 gian 2 chái. Ảnh: TRÂM ANH
Cùng trên trục chính của đình, phía sau là sân đình có diện tích 196m2 gồm sân trong, hai bên là nhà tả mạc, hữu mạc và phần hậu tẩm 3 gian 2 chái.
Gian giữa của hậu tẩm thờ Đức Quan Thánh Đế Quân. Ảnh: TRÂM ANH
Gian giữa của hậu tẩm thờ Đức Quan Thánh Đế Quân. Ảnh: TRÂM ANH
Gian bên phải thờ anh linh (những vị anh hùng đã phò vua, phò tướng), gian bên trái thờ hào kiệt (các đinh trai tráng trong làng đã anh dũng đấu tranh để bảo vệ đất nước, bảo vệ làng). Ảnh: TRÂM ANH
Gian bên phải thờ anh linh (những vị anh hùng đã phò vua, phò tướng), gian bên trái thờ hào kiệt (các đinh trai tráng trong làng đã anh dũng đấu tranh để bảo vệ đất nước, bảo vệ làng).
Bên cạnh phía Tây của Đình là Nhà thờ 42 Chư Phái Tộc. Ảnh: TRÂM ANH
Bên cánh phía Tây của đình là nhà thờ 42 chư phái tộc. Nhà thờ có 5 gian. Gian giữa thờ các vị thần trấn giữ đình làng.
Tượng Phật được tạc từ gỗ mít trên 100 tuổi. Ảnh: TRÂM ANH
Tượng Phật được tạc từ gỗ mít trên 100 tuổi. Ảnh: TRÂM ANH
Nhà thờ Tiền Hiền được thay thế phần tường mặt trước nhưng vẫn bảo tồn bộ vì mái hiên. Ảnh: TRÂM ANH
Bên cánh phía Đông của đình là ngôi nhà thờ Tiền hiền. Nhà thờ Tiền hiền được thay thế phần tường mặt trước nhưng vẫn bảo tồn bộ vì mái hiên.
Cạnh bên ngôi nhà thờ Tiền Hiền là Miếu Bà (thờ Thánh mẫu Thiên Y Ana). Do hiện trạng Miếu Bà là nhà cấp 4, không có chức năng thờ tự nên Miếu Bà được xây mới mang kiến trúc truyền thống. Ảnh: TRÂM ANH
Cạnh bên ngôi nhà thờ Tiền hiền là Miếu Bà (thờ Thánh mẫu Thiên Y Ana). Do hiện trạng Miếu Bà là nhà cấp 4, không có chức năng thờ tự nên Miếu Bà được xây mới mang kiến trúc truyền thống.

Hiện tại, khu di tích đình làng Hải Châu còn lưu giữ nhiều hiện vật ghi dấu lịch sử, văn hóa dân gian địa phương. Trong đó, chuông đồng cao 1,3m, đường kính miệng 0,7m, có hình hai con rồng thời Nguyễn, đang được trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng.

Đình có 3 tấm bia ký bằng đá cẩm thạch. Trong đó, một tấm được lập vào năm Tự Đức thứ 14 (1861), hai văn bia còn lại lập vào năm Bảo Đại nguyên niên (1926) để ghi công đức của nhân dân Hải Châu đã đóng góp tiền của, công sức sửa chữa Đình làng. Hiện nay, Đình làng Hải Châu còn lưu giữ 2 văn bia, được đặt hai bên phía sau sân đình.

Ba tấm bia ký bằng đá cẩm thạch. Trong đó, một tấm được lập vào năm Tự Đức thứ 14 (1861), hai văn bia còn lại lập vào năm Bảo Đại nguyên niên (1926) để ghi công đức của nhân dân Hải Châu đã đóng góp tiền của, công sức sửa chữa Đình làng. Hiện nay, Đình làng Hải Châu còn lưu giữ 2 văn bia, được đặt hai bên phía sau sân đình. Ảnh: TRÂM ANH
Bia ký bằng đá cẩm thạch.

Sáu bức hoành phi được làm vào các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức và các triều vua sau này. Tất cả các hoành phi được chạm khắc rất đẹp, bằng gỗ sơn son thếp vàng có giá trị.

Bức hoành phi “Vạn cổ anh linh” (Muôn thưở anh linh) được làm vào năm Gia Long thứ 17 (1818). Bức hoành phi “Phước Hải Tự” (Chùa Phước Hải) chế tác vào năm Minh Mạng thứ 6 (1825) được treo ở gian hậu tẩm.

Hai bức hoành phi được lập dưới thời Tự Đức gồm: “Thánh tức Thiên” (Thánh tức là Trời) và “Nghĩa Tham Thiên” (Việc nghĩa hợp với lòng trời). Hai bức còn lại chưa rõ ngày tháng tạo lập, một bức là “Tiền liệt quang” (Rạng rỡ đấng tiền liệt) và một bức là “Hải Châu Tự” (Chùa Hải Châu).

Ngoài ra, còn có 10 câu liễn, chữ viết đẹp, rõ ràng, ghi câu đối, trang trí sơn son thếp vàng.

Các bức hoành phi được treo tại đình làng Hải Châu. Ảnh: TRÂM ANH
Các bức hoành phi được treo tại đình làng Hải Châu.

Năm 2005, đình làng Hải Châu hoàn thành việc tu sửa và đưa vào sử dụng. Ngoài việc tu bổ, tôn tạo, quản lý, việc gìn giữ di tích đặc biệt được chú trọng. Hằng năm, nơi đây đón nhiều lượt học sinh trên địa bàn thành phố cũng như du khách đến tham quan, tìm hiểu nét đặc sắc của văn hóa đình làng.

Bài và ảnh: TRÂM ANH

;
.
.
.
.
.