Giới trẻ Đà Nẵng theo dõi nhật thực cuối cùng của thập kỷ

.

ĐNO - Hôm nay, 26-12, diễn ra nhật thực một phần cuối cùng của thập kỷ, trước khi bước sang năm 2020. Tại Đà Nẵng, nhiều bạn trẻ dành thời gian theo dõi hiện tượng kỳ thú này dưới sự tổ chức của Câu lạc bộ Thiên văn học Đà Nẵng (CLB).

Từ 10 giờ sáng, rất đông bạn trẻ có mặt ở Công viên Biển đông để theo dõi nhật thực một phần. Ảnh: XUÂN SƠN
Từ 10 giờ sáng, rất đông bạn trẻ có mặt ở Công viên Biển Đông để theo dõi nhật thực một phần. Ảnh: XUÂN SƠN
Đây là sự kiện nhật thực đầu tiên có thể quan sát được tại Việt Nam kể từ tháng 3-2016.
Đây là sự kiện nhật thực đầu tiên có thể quan sát được tại Việt Nam kể từ tháng 3-2016. Ảnh: XUÂN SƠN
Nhật thực hình khuyên là một dạng của nhật thực toàn phần, xảy ra khi Mặt trăng di chuyển và nằm trên một đường thẳng với Mặt trời và Trái đất, nhưng do vị trí xa hơn nên Mặt trăng không thể che kín Mặt trời khi nhìn từ Trái Đất. Kết quả là tạo ra một
Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt trăng di chuyển và nằm trên một đường thẳng với Mặt trời và Trái đất, nhưng do Mặt trăng lúc này nằm gần Trái đất hơn bình thường nên không thể che kín Mặt trời. Kết quả là tạo ra một "vòng tròn lửa" trên bầu trời. Ảnh: XUÂN SƠN
Có hơn 200 bạn trẻ đăng ký theo dõi nhật thực lần này. Ban tổ chức đã bố trí 30 kính chuyên dụng và 4 kính thiên văn để phục vụ mọi người xem nhật thực. Ảnh: XUÂN SƠN
Có hơn 200 bạn trẻ đăng ký theo dõi nhật thực lần này. Ban tổ chức đã bố trí 30 kính chuyên dụng và 4 kính thiên văn để phục vụ mọi người xem nhật thực. Ảnh: XUÂN SƠN
Theo tính toán của các nhà thiên văn học, thời gian xảy ra quá trình nhật thực bắt đầu từ khoảng 10h43 đến 14h01 theo giờ
Theo tính toán của các nhà thiên văn học, thời gian xảy ra quá trình nhật thực bắt đầu từ khoảng 10 giờ 43 đến 14 giờ 01 theo giờ Hà Nội. Tại Đà Nẵng, hiện tượng đạt cực đại vào lúc 12 giờ 35, tạo ra nhật thực hình khuyên kéo dài hơn 3 phút. Ảnh: XUÂN SƠN
Nhật thực hình khuyên là một dạng của nhật thực toàn phần, xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển trước Mặt Trời; nhưng do vị trí xa hơn nên nó không thể che kín Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Kết quả là tạo ra một
Có nhiều cách để theo dõi nhật thực, gồm có sử dụng kính thiên văn, sử dụng kính đeo mắt chuyên dụng và nhìn Mặt trời qua chậu nước pha mực đen. Trong ảnh: Rọi bóng nhật thực từ kính thiên văn lên giấy trắng. Ảnh: XUÂN SƠN
Một bạn trẻ sử dụng kính đeo chuyên dụng để theo dõi nhật thực. Ảnh; XUÂN SƠN
Một bạn trẻ sử dụng kính đeo chuyên dụng để theo dõi nhật thực. Ảnh: XUÂN SƠN
Hình ảnh nhật thực hình khuyên chụp qua kính đeo mắt chuyên dụng. Ảnh: XUÂN SƠN
Hình ảnh nhật thực hình khuyên chụp qua kính đeo mắt chuyên dụng. Ảnh: XUÂN SƠN
Mọi người khi quan sát nhật thực không được nhìn mắt trần vào Mặt Trời hay sử dụng các loại kính râm, kính chống nắng thông thường. Kính râm có thể giảm lượng ánh sáng nhìn thấy, nhưng không thể cản được tia cực tím cường độ cao.
Để bảo đảm an toàn cho mắt, khi quan sát nhật thực, không được nhìn mắt trần vào Mặt trời hay sử dụng các loại kính râm, kính chống nắng thông thường. Ảnh: XUÂN SƠN

 XUÂN SƠN

;
;
.
.
Liên kết hữu ích
.
.
.