Ngược sóng tìm ốc ruốc

ĐNO - Từ trung tuần tháng Giêng là thời điểm bắt đầu mùa cào ốc ruốc. Ốc ruốc hay còn gọi là ốc lể đã trở thành nguồn sinh kế của nhiều ngư dân ven biển Đà Nẵng từ nhiều năm nay.

Ảnh: XUÂN SƠN
Những ngày sau Tết Nguyên đán cho tới đầu tháng ba âm lịch là thời điểm những con ốc ruốc trưởng thành. Lúc này, biển quang đãng, trời ráo tạnh để những ngư dân hối hả ra biển cào ốc. Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Ảnh: TRƯỜNG KỲ
 Công cụ cào ốc là một cây sào dài làm bằng gỗ hoặc tre cứng, một đầu sào gắn lưỡi cào bằng kim loại và mảnh lưới nhỏ. Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Việc cào ốc bắt đầu từ khoảng 5 - 6 giờ sáng, khi thủy triều xuống. Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Để cào ốc, những ngư dân thường lội ra vùng nước cách bờ áng chừng 50-150m để cắm sào. Đây là vùng nước mà ốc ruốc thường sinh sống. Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Ngư dân dùng lưỡi cào rà sát mặt cát dưới đáy để lấy ốc. Thông thường người cào ốc phải đứng ở phía ngược sóng biển và dầm mình trong nước nhiều giờ đồng hồ. Khi lưới và sào trở nên nặng tay hơn là lúc ốc và cát đã vương đầy lưới. Lúc này ngư dân sẽ rũ lưới cho sạch cát và mang ốc lên bờ. Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Nếu may mắn cào được nhiều ốc, mỗi ngư dân có thể thu về tới 30-40kg ốc/ngày. Ảnh: THÀNH HÀ
Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Ốc từ lưới được cho vào xô để đãi sạch cát. Ảnh: THÀNH HÀ
Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Nhiều ngư dân đào vũng nhỏ trên cát, trải áo mưa rồi đổ ốc vào để đãi. Ảnh: THÀNH HÀ
Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Mỗi lon ốc có giá từ 25.000-30.000 đồng, trở thành nguồn thu nhập của ngư dân Đà Nẵng trong mùa biển đầu năm. Ảnh: THÀNH HÀ

 TRƯỜNG KỲ - THÀNH HÀ (thực hiện)

;
;
.
.
.
.