"Công ty nợ lương" luôn là vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm, vì ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân. Nên khi rơi vào trường hợp này, rất nhiều người lao động gặp hoang mang vì không biết làm như thế nào để đòi lại quyền lợi của mình.
Le & Tran Trial Lawyers "Law firm in Ho Chi Minh city" sẽ hướng dẫn cho bạn cách xử lý tốt nhất khi bị công ty nợ lương trong bài viết này.
Theo Nghị định 05/2015 của chính phủ về nguyên tắc trả lương:
1. Người lao động phải được trả lương đầy đủ, đúng thời hạn và trực tiếp.
2. Trong trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn thì người sử dụng lao động không được trả lương chậm quá 1 tháng. Đồng thời, phải trả thêm 1 khoản khác cho người lao động theo quy định:
- Nếu trả lương chậm dưới 15 ngày: Không phải trả thêm.
- Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên: Khoản tiền phải trả thêm sẽ bằng số tiền trả chậm x lãi suất trần tiền gửi (theo kỳ hạn 1 tháng) được quy định bởi Ngân hàng nhà nước Việt Nam => đưa ra công bố chính thức tại thời điểm trả lương.
Do đó, nếu người sử dụng lao động nợ lương người lao động quá thời hạn 1 tháng mà không đưa ra bất kỳ thông báo cụ thể nào, đồng nghĩa đã vi phạm nguyên tắc trả lương. Không chỉ phải trả thêm 1 khoản tiền phạt (đã tính trên) thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo dựa trên Nghị định 95/2013 của chính Phủ.
Lưu ý: Trong trường hợp người sử dụng lao động có thông báo và được chấp thuận bởi nhân viên thì sẽ trả lương theo thời hạn thỏa thuận. Ngược lại, nếu nhân viên không chấp thuận thì người lao động vẫn bị xử phạt theo quy định.
Phạt hành chính người sử dụng lao động nếu vi phạm một trong các hành vi sau:
- Trả lương không đúng hạn.
- Trả lương thấp hơn so với mức lương được quy định trong hợp đồng / bảng lương hàng tháng được gửi cho cơ quan có thẩm quyền liên quan.
- Không trả lương hoặc trả không đủ tiền lương theo hợp đồng đã ký kết với người lao động.
- Tự động khấu trừ tiền lương của người lao động không lý do / không đúng quy định của pháp luật.
- Thanh toán tiền lương cho người lao động không đúng mức lương đã ký kết ban đầu khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác, trong thời gian đình công hoặc trong thời gian tạm đình chỉ công việc.
Mức phạt được quy định áp dụng cho những người sử dụng lao động khi vi phạm:
- Từ 5 đến 10 triệu nếu vi phạm từ 1 - 10 người.
- Từ 10 đến 20 triệu nếu vi phạm từ 11 - 50 người.
- Từ 20 đến 30 triệu nếu vi phạm từ 51 - 100 người.
- Từ 30 đến 40 triệu nếu vi phạm từ 101 - 300 người.
- Từ 40 đến 50 triệu nếu vi phạm từ 301 người trở lên.