Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến quá trình token hóa tài sản như thế nào?

.

Theo báo cáo của UNDP (Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc) công bố vào ngày 27-9-2021 cho rằng, đại dịch Covid-19 chính là một cuộc khủng hoảng sức khỏe, hệ lụy của nó là nỗi đau khổ to lớn và gây thiệt hại đến mạng sống con người. Đại dịch Covid-19 cũng là thách thức kinh tế nghiêm trọng nhất, thậm chí còn sâu rộng hơn cả cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.

Ảnh hưởng của Covid-19 đến token hóa tài sản ra sao?
Ảnh hưởng của Covid-19 đến token hóa tài sản ra sao?

Covid-19 là thách thức lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)

Các DNVVN phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể, đa số đều liên quan đến khả năng tiếp cận thanh khoản và dòng tiền. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang khủng hoảng vì đại dịch, thách thức lớn nhất đối với các DNVVN trong việc tiếp cận các cơ sở cho vay và hoãn việc trả nợ ngân hàng.

Nhà nước đã ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Chính phủ đã chủ trương kích hoạt các cơ chế tài trợ ngắn hạn giúp doanh nghiệp trụ vững và giữ chân người lao động trong thời kỳ khủng hoảng. Thậm chí là sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ, giúp đỡ người dân.

Nếu DNVVN xem cuộc khủng hoảng này là một “chất xúc tác”, không phải là “khó khăn”, họ sẽ sẵn sàng thay đổi, ứng dụng nhiều phương thức để tiếp cận nguồn vốn hiệu quả như chuyển đổi số doanh nghiệp, thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử, hoặc thậm chí là triển khai tài sản kỹ thuật số (còn gọi là token hóa tài sản) thay thế cho các khoản đầu tư.

Token hóa tài sản - Quản lý tài sản thông qua blockchain

Do tính chất bất biến của blockchain, nơi mọi giao dịch được ghi lại một cách minh bạch, tài sản mã hóa là bất biến, có thể xác minh và luôn có thể truy cập được đối với tất cả các bên quan tâm. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi token hóa tài sản đang trở thành phương pháp tiếp cận nguồn vốn ưa thích cho các doanh nghiệp.

Một ví dụ về một doanh nghiệp đang triển khai hình thức này tại Việt Nam, Quỹ đầu tư GIG Capital đã giới thiệu nền tảng đầu tư tài sản số GIG - Ứng dụng công nghệ blockchain để mã hóa tài sản, nhằm mang lại sự minh bạch trong mọi hoạt động quản lý, vận hành, đầu tư. Các tài sản số được phát hành trong hệ sinh thái của GIG đều được bảo chứng bằng tài sản có giá trị thật.

GIG Capital cũng giới thiệu GIGDollar như một phương tiện thanh toán chuyên biệt trong hệ sinh thái của họ. Nhà đầu tư có thể giao dịch GIG Dollar giao dịch trên các sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số, tương tự như giao dịch chứng khoán trên sàn giao dịch truyền thống.

Bằng cách số hóa các tài sản theo cách này, có thể cải thiện hiệu quả của thị trường và các quy trình từ đầu đến cuối - từ khâu phát hành đến lúc thanh toán. Nhìn vào cấu trúc của thị trường vốn ngày nay, có thể thấy một số trung gian tồn tại để tạo niềm tin, xóa bỏ xích mích và giải quyết rủi ro đối tác. Tuy nhiên, khi tận dụng blockchain và các công nghệ khác, thị trường chứng khoán được mã hóa có thể tránh được nhiều rủi ro dẫn đến sự kém hiệu quả này và tạo ra thị trường hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức với quá trình token hóa tài sản

Mặc dù token hóa tài sản là một phương tiện tích cực để giúp các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa do chưa được ban hành các chính sách để phòng, chống, xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến tài sản mã hóa. Bởi vì để phát huy hết tiềm năng, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải nâng cấp các quy định hiện hành hoặc xây dựng các quy định mới để cho phép các nhà đầu tư và doanh nghiệp sử dụng minh bạch và hiệu quả.

Những doanh nghiệp đang cố gắng chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang ứng dụng blockchain đầu tư tài sản số trong thời điểm này phải chịu rất nhiều áp lực về cả pháp lý và tâm lý do nhà đầu tư chưa mấy tin tưởng vào lĩnh vực còn mới lạ này. Tuy nhiên, khi token hóa tài sản trở thành xu hướng trên thế giới và kết hợp với các chính sách kinh tế đúng đắn, đây chắc chắn là một môi trường an toàn cho thương mại, tăng trưởng GDP, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực. Đồng thời, đây cũng là một sự chuẩn bị kỹ càng cho các doanh nghiệp hậu Covid-19.

;
;
.
.
.
.
.