Nghiên cứu phát triển thành phố thông minh

.

ĐNO - Chiều 19-1, đại diện Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đồng chủ trì cuộc họp trực tuyến Khởi động dự án và ký kết biên bản về nghiên cứu tiền khả thi đô thị thông minh (MLIT) với Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản.

Theo đó, mục tiêu của nghiên cứu này là giới thiệu bản đồ số cho quy hoạch thành phố thông minh của Đà Nẵng và Khu Công nghệ cao Đà Nẵng gồm: khảo sát thu thập dữ liệu về dịch vụ xe máy công cộng thí điểm tại Đà Nẵng nhằm xem xét khả năng phát triển thành phố thông minh. 

Nội dung nghiên cứu là đánh giá thực trạng và thách thức để hiện thực hóa phát triển thành phố thông minh tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng; nghiên cứu xây dựng Bản đồ số khu vực giao thông vận tải Đà Nẵng và Khu Công nghệ cao Đà Nẵng; rà soát quy hoạch tổng thể hiện có liên quan đến phát triển thành phố thông minh và Khu Công nghệ cao Đà Nẵng; nghiên cứu giới thiệu công nghệ Nhật Bản vào dịch vụ xe đạp công cộng tại Đà Nẵng…

Tại cuộc họp, nhóm tư vấn của MLIT giới thiệu tổng quan về dự án Quy hoạch và quản lý thành phố thông minh tại Đà Nẵng, Việt Nam (Smart JAMP Đà Nẵng). Mục đích của dự án là góp phần hiện thực hóa việc phát triển thành phố thông minh Đà Nẵng, giai đoạn thực hiện từ tháng 8-2021 đến tháng 3-2022.

Kết quả dự kiến lộ trình triển khai bản đồ số cho Đà Nẵng sẽ là lập lộ trình triển khai và kế hoạch phát triển, đề xuất cải thiện bản đồ và các ứng dụng, các công cụ số hiện có của Đà Nẵng như DaNang IOT (Map4D), ứng dụng EcoBus… Với bản đồ số cho Khu Công nghệ cao sẽ lập bản đồ số 3D demo và lộ trình, kế hoạch phát triển, đề xuất để cải thiện quản lý cơ sở hạ tầng. Với hạng mục dịch vụ xe đạp công cộng, đánh giá lại hiện trạng nghiên cứu khả thi và lập kế hoạch kinh doanh, đề xuất tổ chức hội thảo giới thiệu các trường hợp điển hình của Nhật Bản. 

Đồng thời xây dựng và vận hành thí điểm 30-40 trạm xe đạp công cộng tại trung tâm thành phố và khu vực ven biển phía Đông (quận Hải Châu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn). Giai đoạn 2 (2026-2030), đầu tư 40 trạm, hệ thống máy chủ đám mây hiệu suất cao; phần mềm trên smart lock; phần mềm dùng cho thiết bị di động; hệ điều hành trên nền tảng website…

Đại diện phía Đà Nẵng cho rằng, những ý tưởng, đề xuất của dự án cơ bản thuận lợi với kiến trúc, quy hoạch của Đà Nẵng, có tính kế thừa về hiện trạng, hạ tầng, ứng dụng của thành phố trong lộ trình xây dựng thành phố thông minh. Để bảo đảm tính khả thi, đơn vị tư vấn nên làm chi tiết hơn các nội dung để phù hợp với hạ tầng hiện có của thành phố… 

THU HÀ

;
;
.
.
.
.
.
Liên kết hữu ích