Thiết kế chiến lược phát triển kinh tế Đà Nẵng đến năm 2030

Xây dựng Đà Nẵng theo hướng sinh thái, thông minh, sáng tạo

.

Trong khuôn khổ Tọa đàm mùa Xuân 2019, UBND thành phố thực hiện ký kết hợp đồng tư vấn với Liên danh Singapore về tư vấn thiết kế chiến lược phát triển kinh tế thành phố đến năm 2030. UBND thành phố xác định nội dung chi tiết và đề xuất tư vấn thực hiện thông qua Quyết định số 807/QĐ-UBND ngày 18-2-2019.

Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế Đà Nẵng đến năm 2030 tập trung xác định tầm nhìn, định hướng và hệ thống mục tiêu chiến lược phát triển tổng thể để tạo động lực cho thành phố phát triển, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế Đà Nẵng đến năm 2030 tập trung xác định tầm nhìn, định hướng và hệ thống mục tiêu chiến lược phát triển tổng thể để tạo động lực cho thành phố phát triển, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thành phố Đà Nẵng được thực hiện thiết kế chiến lược phát triển kinh tế Đà Nẵng đến năm 2030, thành phố đã mời đơn vị tư vấn Liên danh Singapore tham gia tư vấn nghiên cứu xây dựng thiết kế chiến lược phát triển kinh tế Đà Nẵng đến năm 2030 với sự tham gia giám sát của tổ chức độc lập theo quy định.

Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế Đà Nẵng đến năm 2030 tập trung vào các quan điểm và mục tiêu là xác định tầm nhìn, định hướng và hệ thống mục tiêu chiến lược phát triển tổng thể để tạo động lực cho thành phố phát triển, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; xác định hướng đi tối ưu trong tầm nhìn phát triển kinh tế dài hạn của thành phố Đà Nẵng; xác định mô hình, thể chế, cơ chế vận hành để thành phố Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của Việt Nam, theo hướng sinh thái, thông minh, sáng tạo, có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại; là một đô thị - cảng biển năng động, có sức cạnh tranh quốc tế cao, động lực tăng trưởng của vùng miền Trung - Tây Nguyên. Mục tiêu của xây dựng chiến lược cũng xác định triết lý phát triển đô thị của thành phố Đà Nẵng; hình thành hệ thống quan điểm cơ bản để lãnh đạo thành phố Đà Nẵng chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch; bảo đảm sự chỉ đạo chung, thống nhất hành động xuyên suốt qua các giai đoạn phát triển của thành phố.

Về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc thiết kế chiến lược, UBND thành phố yêu cầu cụ thể: Tầm nhìn và hệ thống mục tiêu chiến lược phải được mô tả rõ ràng, hoàn chỉnh, tổng thể, trong đó hiện diện tất cả thành quả của quá trình phấn đấu; xác định hướng đi tối ưu trong tầm nhìn phát triển kinh tế dài hạn của Đà Nẵng; xác định mô hình, thể chế, cơ chế vận hành để thành phố Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của Việt Nam, theo hướng sinh thái, thông minh, sáng tạo, có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại; là một đô thị - cảng biển năng động, có sức canh tranh quốc tế cao, động lực tăng trưởng của vùng miền Trung-Tây Nguyên.

Thiết kế chiến lược phải bảo đảm tính sáng tạo, đột phá, thiết thực, không đi theo lối mòn trong tư duy và hoạch định chiến lược; đồng thời thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc lượng hóa các mục tiêu và giải pháp để thích ứng và kịp thời điều chỉnh trước những biến đổi không lường trước của môi trường quốc tế; bảo đảm sự nhất quán trong các định hướng và giải pháp chiến lược; thể hiện được những biến đổi quan trọng về chất của nền kinh tế.

Định hướng chiến lược phát triển đối với các ngành được ưu tiên của thành phố như du lịch, công nghệ thông tin, logistics, tài chính ngân hàng, giáo dục, y tế chất lượng cao nhằm ưu tiên phân bổ nguồn lực vào những ngành nền tảng mũi nhọn, có lợi thế, có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực; xây dựng lộ trình thực hiện chiến lược bảo đảm tính khả thi và phù hợp với khả năng thực tế của thành phố. Thiết kế chiến lược cũng phải bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường, phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới nhưng phải bảo đảm về quốc phòng - an ninh.

UBND thành phố cũng giao 5 nhiệm vụ nghiên cứu tư vấn chiến lược phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 bao gồm: Thu thập và xử lý tài liệu, số liệu, khảo sát, điều tra; phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế thành phố; phân tích năng lực cạnh tranh; xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và nhiệm vụ các hoạt động gián tiếp trong thực hiện xây dựng chiến lược. Đồng thời, UBND thành phố đưa ra 7 câu hỏi đề nghị đơn vị tư vấn thực hiện nghiên cứu xử lý.

Bài và ảnh: NAM PHƯƠNG

;
;
.
.
Liên kết hữu ích
.
.
.