Đà Nẵng cuối tuần
Trao trả nhiều cổ vật quý cho Ấn Độ
Tại Canberra, Bảo tàng Quốc gia (BTQG) Úc vừa trả lại một số tác phẩm nghệ thuật cổ cho Ấn Độ. Những tác phẩm này được thu hồi từ bộ sưu tập nghệ thuật châu Á. Bộ trưởng nghệ thuật Úc, ông Mitch Fifield, bàn giao các tác phẩm cho Mahesh Sharma, Bộ trưởng Văn hóa Ấn Độ 2 tác phẩm: Tượng Nữ thần Pratyangira, bằng đá 900 năm tuổi và tượng Kushan Buddha, bằng đá đỏ vào thế kỷ thứ ba. Những bức tượng này được mua vào năm 2005, từ Subhash Kapoor, người buôn bán nghệ thuật bất hợp pháp, với giá 328.000 và 790.000 USD cho mỗi tượng.
Bộ trưởng Nghệ thuật Úc Mitch Fifield trao hai tác phẩm điêu khắc cho Bộ trưởng Văn hóa Ấn Độ Mahesh Sharma tại Canberra. |
Trong thập kỷ gần đây, BTQG đã mua từ Kapoor một số tượng cổ. Trong số đó có tượng đồng Shiva Nataraja - Thần Shiva Múa, được mua vào năm 2007, với giá 5,6 triệu USD. Thêm hai tượng đá Shiva với Nandi, hơn 300 ngàn USD, vào năm 2004. Tất cả những tượng này đều được trả lại cho chính phủ Ấn Độ sau khi được biết chúng bị đánh cắp từ một ngôi đền ở Tamil Nadu.
Tượng Kushan Buddha 1.880 tuổi. |
Một kiểm chứng và đánh giá đầu năm nay cho thấy 22 trong số 36 tác phẩm nghệ thuật châu Á do BTQG mua lại có lai lịch sở hữu đáng ngờ. Và 11 tác phẩm trong số đó có xuất xứ mơ hồ, rất quan ngại. Tòa án tối cao Susan Crennan trước đây đã xác định nguồn gốc các vật phẩm nghệ thuật này đáng ngờ vực, bởi vì tài liệu ghi lại gần đây cho biết sở hữu các hiện vật đó thiếu minh bạch, không có sự chắc chắn gì, khi nào và trong hoàn cảnh nào, tác phẩm nghệ thuật đó đã được xuất khẩu từ đất nước của chính nó hay đến từ đâu, lúc nào và trong hoàn cảnh nào. Tòa án Crennan kết luận: Các tác phẩm nghệ thuật “trôi dạt” đó được mua lại bằng “thiện chí đẹp” của BTQG Úc.
Theo CNN, tháng 6 vừa qua, Hoa Kỳ cũng chính thức trao trả một số tượng, cổ vật cho chính phủ Ấn Độ. Tuy mất cổ vật trong thời gian dài nhưng cuối cùng Ấn Độ cũng được chào đón sự trở về của số bảo vật quốc gia. Hoa Kỳ đã trao lại hơn 200 vật cổ, trị giá hơn 100 triệu USD, đã bị đánh cắp từ các trang khu vực tôn giáo ở Ấn Độ và xuất lậu ra khỏi nước. Các hiện vật tôn giáo, bao gồm tượng bằng đồng và đất nung, một số trong đó có niên đại hơn 2.000 năm. Tất cả được trả lại cho chính phủ Ấn Độ tại Washington, DC. Tại buổi lễ có sự tham dự viên chưởng lý Hoa Kỳ, bà Loretta Lynch và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Hầu hết các tác phẩm và cổ vật trao trả ở đây vốn đã bị thu giữ trong chiến dịch Hidden Idol, một cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2007, chúng được cất giấu trong các bộ bàn ghế bằng cẩm thạch, chuyển đến Hoa Kỳ.
Subhash Kapoor bị áp giải đến tòa án. |
Nhìn chung, đa số các tác phẩm, đồ cổ đều được mua lại từ Subhash Kapoor, một doanh nhân buôn bán tác phẩm nghệ thuật bất hợp pháp. Vào ngày 30-10-2011, Kapoor bị bắt tại sân bay quốc tế Frankfurt và dẫn độ đến Chennai, Ấn Độ vào tháng 7-2012, về tội lưu trữ hiện vật bị đánh cắp từ ngôi đền bị bỏ hoang ở miền nam Ấn Độ. Kapoor phải đối mặt với nhiều vụ bê bối, lừa đảo nhiều triệu USD; đã bán nhiều tác phẩm và đồ cổ “bị mất cắp” tại Ấn Độ cho nhiều đối tượng trên thế giới. Trong số đó, BTQG Úc thiệt hại nhiều nhất.
Tượng Nữ thần Pratyangira. |
“BTQG Úc, không thể thiếu đạo đức khi giữ lại những tác phẩm “bị đánh cắp”, và xin trả lại cho Ấn Độ. Chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Viện Khảo cổ học của Ấn Độ và Cao ủy Ấn Độ tại Úc để tìm ra kết quả tốt nhất”. Ông Gerard Vaughan, Giám đốc BTQG cho biết trong một tuyên bố ngày 19-9 vừa qua. Chào đón sự trở về của tác phẩm điêu khắc quý hiếm, Navdeep Suri, Ủy viên cao cấp Ấn Độ đã “thành thật khen ngợi BTQG Úc đã tận tình đối phó với các vấn đề phức tạp và khó khăn như thế này”.
HOÀNG ĐẶNG (Theo The Guardian)