Đà Nẵng cuối tuần
Trồng rừng bằng máy bay không người lái
Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho biết, trên toàn thế giới cứ mỗi phút thì mất đi diện tích rừng nhiệt đới bằng… 48 sân bóng đá (mỗi sân 105m x 68m). Liên Hợp Quốc từ năm 2014 đặt ra mục tiêu trồng lại 350 triệu héc-ta rừng, tương đương diện tích của đất nước Ấn Độ, vào năm 2030. Phần lớn các nhà khoa học đều cho rằng đó là nhiệm vụ bất khả thi bởi cách trồng rừng vẫn như cũ, tức là dùng cuốc và dao phát cỏ.
Giáo sư Stephen Elliott và máy bay không người lái Phantom. |
Trong số những người không tin vào mục tiêu đó là giáo sư Stephen Elliott. Ông là nhà sinh vật học và là người tiên phong trồng lại hệ sinh thái phức tạp nhất Trái đất: rừng nhiệt đới. Giáo sư người Anh tổ chức hội thảo tại Chiang Mai (Thái Lan) vào năm 2015, nơi ông đã thành lập đơn vị khôi phục rừng nhiệt đới tại đại học Chiang Mai trước đó 2 thập niên.
Sau hội thảo đó, ý tưởng dùng máy bay không người lái (drone) để trồng rừng được triển khai từ Ấn Độ cho tới Mỹ. Đáng chú ý nhất là đơn vị BioCarbon Engineering có trụ sở tại Anh đặt mục tiêu trồng 1 tỷ cây mỗi năm để khôi phục những vùng đất bỏ hoang ở Anh, những khu mỏ hết khai thác ở Úc và rừng ngập mặn ở Myanmar. “Chỉ một vài năm trước, việc sử dụng drone này như là một trò đùa”, giáo sư Elliott nói. Bây giờ đã nhìn thấy sự hiệu quả của thử nghiệm, nhất là ở những khu rừng trọc xa xôi, nguy hiểm; đồng thời tiết kiệm thời gian so với sức người. Drone của Elliot được gắn súng hơi nhằm thực hiện công việc gieo hạt cho khu vừng trọc chừng 1 ha trong thời gian chưa tới 1 tiếng đồng hồ. Nếu công việc này làm thủ công thì cần 4 người và làm hơn 6 ngày mới hoàn thành.
Giáo sư người Anh cho biết thêm, thực ra ý tưởng sử dụng drone trồng rừng chẳng phải mới. Từ thời cổ xưa, người Nhật Bản đã sử dụng cách gói hạt giống trong đất sét để ném đi thật xa. Gieo hạt từ trên cao này đã được Masanobu Fukuoka – người có ý tưởng về canh tác tự nhiên hàng đầu thế giới - giới thiệu vào những năm 1930. Việc gieo giống từ trên không đã từng thực hiện vào năm 1926 khi máy bay được dùng để trồng lại rừng nhiệt đới bị cháy ở Hawaii.
Trồng rừng từ phía trên, ông chỉ ra, không phải là mới; có thể nó đã được thông qua ở Nhật Bản thông qua các thực hành cổ xưa của seeding với tsuchi dango, hoặc earth dumpling, trong đó hạt quả bóng được bao bọc trong đất sét được phân tán trong phong cách ném lựu đạn trên các lĩnh vực. Việc ném bom hạt giống, như nó thường được gọi, đã được Masanobu Fukuoka giới thiệu vào những năm 1930. Việc gieo hạt giống trên không đã xuất hiện lần đầu vào năm 1926, khi máy bay được sử dụng để khôi phục rừng nhiệt đới bị đốt ở Hawaii.
Đâu chỉ dừng lại ý tưởng dùng drone, nhóm của giáo sư Elliot còn nghiên cứu được cách để hạt giống nẩy mầm tốt nhất, diệt cỏ một cách thân thiện với môi trường nhất. Nhóm của giáo sư người Anh thử nghiệm ở Mae Sa Mai, ngôi làng có 1.800 người dân tộc Hmong. Nhóm của giáo sư nhận thấy những vạt rừng bị đốn hạ hay bị cháy đã dần hồi phục, số lượng cây phát triển tốt và nhiều giống cây mới (phát tán nhờ chim). Drone giúp theo dõi quá trình hồi phục rừng một cách chặt chẽ nhờ các máy ảnh và máy quay ghi lại hình ảnh để phân tích nhằm tiếp tục tìm ra cách khôi phục rừng tốt nhất và nhanh nhất có thể.
ANH THƯ (Theo Nikkei Asia Review)