Điều kiện để Nga trở lại G7

.

Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra trong ba ngày và sẽ bắt đầu vào Chủ nhật này (24-8) ở Biarritz, miền tây nam nước Pháp. Các nước thành viên Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ thường bàn bạc về những vấn đề không đối đầu tại hội nghị như thế này.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ là Donald Trump đã khiến hội nghị thượng đỉnh của G7 trở nên khó lường. Hội nghị năm 2018 ở Quebec (Canada), ông Trump đã nổi giận với Thủ tướng chủ nhà là Justin Trudeau và từ chối ký tuyên bố chung. Chủ nhà 2019 là Pháp muốn giải quyết tình trạng bất bình đẳng toàn cầu, được đánh giá là đề tài nhạy cảm với ông Trump bởi tổng thống Mỹ chỉ quan tâm với mục đích cuối cùng là liệu Mỹ có chiến thắng hay không?

Tổng thống Pháp Macron (phải) và Tổng thống Nga Putin (trái)
Tổng thống Pháp Macron (phải) và Tổng thống Nga Putin (trái)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hy vọng sẽ thuyết phục được người đồng nhiệm Donald Trump “nhẹ nhàng” ở Biarritz. Ông Marcon có cuộc điện thoại nói chuyện với Trump về khả năng đưa Nga trở lại tổ chức này. Ý tưởng của Marcon không mới bởi vì chính ông Trump đã phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh năm ngoái rằng chúng ta có rất nhiều việc để làm với Nga. Tổng thống Vladimir Putin chắc chắn sẽ không có mặt ở Pháp vào cuối tuần này nhưng dự kiến sẽ trở lại vào năm tới khi chủ nhà G7 năm 2020 là Mỹ.
Nga rời G8 năm 2014 sau sự kiện sáp nhập Crimea.

Ông Macron đã có cuộc gặp gỡ người đồng cấp Putin hôm đầu tuần để thúc đẩy kế hoạch tổ chức cuộc gặp bốn bên Nga, Ukraine, Đức và Pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Pháp và Đức là trung gian giúp có được thỏa thuận chấm dứt xung đột ở miền đông Ukraine hồi năm 2015. Hiện tại, những cuộc đụng độ nhỏ vẫn thường xuyên xảy ra ở khu vực này. Hội nghị bốn bên có tên gọi Normandy lần cuối cùng diễn ra hồi tháng 10-2016 và dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Sự chủ động của Marcon với Putin và sau đó với Trump với mục đích tạo lập hòa bình cho thế giới nhưng có điều kiện cho phía Nga. Đó là Nga phải có những tiến bộ nhất định ở miền đông Ukraine, nhất là tân tổng thống Ukraine là Volodymyr Zelenskiy hôm 6-8 vừa qua thúc giục Putin nối lại đàm phán hòa bình. “Hòa bình ở miền đông Ukraine sẽ là đôi đũa thần đưa Nga trở lại G7”, Tổng thống Marcon nói.

Ông Trump không chỉ muốn bắt tay trở lại với Putin cho vấn đề thương mại như phần bù đắp vào thương chiến với Trung Quốc mà đó còn là bàn đạp quan trọng cho chiến dịch tranh cử tổng thống của mình. Ông Trump phát biểu quyết định đẩy Nga ra khỏi G8 của cựu tổng thống Barack Obama vì người tiền nhiệm kém hơn Putin cũng là cách ông muốn hạ thấp uy tín của đảng Dân chủ. Tổng thống đương nhiệm giải quyết được khủng hoảng Crimea là thành công ngoài mong đợi, Tổng thống Putin tới Mỹ dự G8 năm 2020 sẽ giúp cho Donald Trump chiếm lợi thế hơn trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11-2020.

ANH THƯ (theo CNN, Reuters)

;
;
.
.
.
.
.