Francoise Sagan - làm những gì cô ấy muốn

.

Cuốn tiểu thuyết “Lost Profile” (Hồ sơ thất lạc) cùng với cuốn sách viết dang dở “Four Corners of the Heart” (Bốn góc của trái tim) của Francoise Sagan vừa xuất bản và gây xôn xao ở Pháp.

Bản thảo “Four Corners of the Heart” dài 200 trang chưa hoàn thành miêu tả về cuộc sống trống rỗng của người giàu nhàn rỗi - được tìm thấy bởi con trai của cô, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Denis Westhoff, sau khi cô qua đời năm 2004.

Francoise Sagan bên bờ sông Seine, Paris.
Francoise Sagan bên bờ sông Seine, Paris.

Westhoff cho biết ông phát hiện bản thảo hai tập trong ngăn kéo. Phát hiện này là một phép lạ giữa một loạt các cuộc chiến pháp lý đối với tài sản của mẹ ông, trong đó Westhoff nói rằng tài sản của Sagan đã bị tịch thu, bán, cho hoặc mua lại theo cách đáng ngờ. Bản thảo đã được sao chụp nhiều đến nỗi một số chữ viết không rõ ràng.

Trong lời nói đầu cuốn sách, Westhoff tiết lộ anh đã mang văn bản đến cho biên tập viên một nhà xuất bản nhưng họ không muốn xuất bản nó. Westhoff quyết định tự mình thực hiện cuốn sách, thêm những từ còn thiếu và đôi khi toàn bộ đoạn văn mà ông nói rằng việc sửa chữa dường như là cần thiết, chú ý không thay đổi phong cách hay giọng điệu tiểu thuyết.

Căn hộ cuối cùng nơi Francoise Sagan sống.
Căn hộ cuối cùng nơi Francoise Sagan sống.

Francoise Sagan, nhà văn người Pháp đã nổi tiếng khi còn là thiếu niên với cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình: “Bonjour Tristesse” xuất bản năm 1954, khi tác giả chỉ mới 19 tuổi. Tiêu đề được bắt nguồn từ một bài thơ của Paul Éluard, “À peine défigurée” (Biến dạng hoàn toàn), bắt đầu bằng dòng “Adieu tristesse/ Bonjour tristesse ...” (Tạm biệt nỗi buồn/ Xin chào nỗi buồn).

Sagan đã nổi tiếng thế giới với “Bonjour Tristesse”. Năm 1955, bản dịch tiếng Anh đạt vị trí số 1 trong danh sách bán chạy nhất của Thời báo New York, khiến cô trở thành tác giả trẻ nhất đạt được kỳ tích vào thời điểm đó. Đến đầu năm 1958, cuốn sách đã bán được 810.000 bản tại Pháp và hơn một triệu bản tại Hoa Kỳ và được dịch ra 20 thứ tiếng.

Bìa sách Xin chào nỗi buồn của Francoise Sagan và bìa tập truyện ngắn của Francoise Sagan-NXB Văn Học 2018.
Bìa sách Xin chào nỗi buồn của Francoise Sagan và bìa tập truyện ngắn của Francoise Sagan-NXB Văn Học 2018.

Lừng danh ở tuổi 19, Francoise Sagan không chỉ là một nhà văn nổi tiếng và là nhân vật ám ảnh những đêm Paris. Đó là hình ảnh của thời kỳ hậu chiến, của một nước Pháp được giải phóng, về một làn sóng mới đốt cháy những điều cấm kỵ, với một phong cách văn học được trau chuốt và sắc nét. Nhưng 60 năm trước, việc xuất bản một cuốn tiểu thuyết của một tác giả 19 tuổi đã khiến nền văn học của Pháp náo động. Khi một tập sách mảnh khảnh mang tên “Bonjour Tristesse” được bán một cách nhanh chóng, Francoirse Sagan trở thành một nhân vật nổi tiếng và tiếng vang đó sẽ còn kéo dài.

Serge Gavronsky, giáo sư văn học Pháp tại Trường Đại học Barnard cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 1995: Tiểu thuyết đầu tay của bà Sagan đã thể hiện sự nổi loạn và yếm thế của nhiều đồng nghiệp của bà trong giai cấp tư sản Pháp. Những cuốn sách đó “hoàn toàn phù hợp với một giai đoạn trong dòng thời gian” - giữa những năm 1950 và “kết nối tốt” với quá khứ văn học của Pháp.

Các tác phẩm sau đó của Sagan xuất hiện liên tục trong các danh sách bán chạy nhất ở Pháp. Cô tiếp tục viết sách, kịch, kịch bản phim, truyện ngắn và lời bài hát. Một số tiểu thuyết của cô đã được chuyển thể thành phim - “Bonjour Tristesse” và “A Sure Smile” vào năm 1958 và cô đã đạo diễn bộ phim năm 1977 của Pháp “Les Fougères Bleues” (Dương xỉ xanh).

Bìa cuốn Hồ sơ thất lạc của Francoise Sagan.
Bìa cuốn Hồ sơ thất lạc của Francoise Sagan.

Trong suốt sự nghiệp dài và đầy biến cố, Sagan tiếp tục cho ra đời 20 cuốn tiểu thuyết, 3 tập truyện ngắn, 9 vở kịch, 2 tiểu sử và một số bộ sưu tập các tác phẩm phi hư cấu về địa điểm, đồ vật và những người cô yêu thích. Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Paris Review, Francoise Sagan nói: “Tôi có một khát khao viết lách. Tôi ở lại Paris và viết một cuốn tiểu thuyết. Đó là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời”.

Hỏi về các nhân vật và tính đạo đức trong tác phẩm, Francoise Sagan trả lời: Khi cuốn sách hoàn thành, ngay lập tức tôi mất hứng thú với các nhân vật. Và tôi không bao giờ đưa ra những đánh giá đạo đức. Đạo đức duy nhất cho một tiểu thuyết gia là đạo đức thẩm mỹ của mình. Tôi viết những cuốn sách, chúng đã kết thúc, và đó là tất cả những gì liên quan đến tôi. Tất nhiên ảo tưởng của nghệ thuật là làm cho người ta tin rằng văn học vĩ đại rất gần với cuộc sống, nhưng chính xác thì điều ngược lại là đúng. Cuộc sống không có hình dạng nhất định, văn học mới là chính thức.

Francoise Sagan qua đời năm 2004, ở Honfleur, miền bắc nước Pháp ở tuổi 69.

HOÀNG ĐẶNG (Theo The Guardian)
 

;
;
.
.
.
.
.