Các đồ vật hằng ngày kể về cuộc khủng hoảng

.

Chỉ một vài dấu hiệu hay dòng chữ viết, vẽ nguệch ngoạc trên giấy gắn bờ tường ở các góc phố, trên những khung cửa sổ gia đình hoặc các bảng chữ in niêm yết trước cửa hàng…, tất cả đồ vật hằng ngày mang ý nghĩa mới trong bối cảnh Covid-19 đều được V & A - Bảo tàng Nghệ thuật và Thiết kế hàng đầu thế giới sưu tập và giới thiệu đến công chúng.

Một đứa trẻ cầm bản vẽ cầu vồng đáng khích lệ.
Một đứa trẻ cầm bản vẽ cầu vồng đáng khích lệ.

Trong thời gian xảy ra đại dịch, một loạt các vật dụng thường bị bỏ qua hằng ngày đột nhiên trở thành sự thôi thúc con người phải hành động gấp rút. Giấy vệ sinh trở thành một “biểu tượng” của sự hoảng loạn công cộng; đồ đo nhiệt kế ở trán là công cụ để kiểm soát xã hội; các trung tâm hội nghị trở thành bệnh viện, trong khi các công viên trở thành nơi rao bán và hoán đổi hàng hóa công cộng. Bằng suy ngẫm và phản ánh ý nghĩa thay đổi mục đích của chúng, không gian trưng bày này nhằm mục đích vẽ nên bức tranh độc đáo về đại dịch và các đồ vật đóng vai trò then chốt trong đó.

Chẳng hạn như bảo tàng đã giới thiệu sự phong phú của những tấm biển tự chế được vẽ vội vàng, cắt xén trong các cửa hàng trên khắp thế giới, giải thích các dịch vụ giao hàng mới và cảnh báo mọi người cách nhau 2m. Dường như nó nói lên một điều gì đó về mối quan hệ của chúng ta với công nghệ nhắn tin công cộng. Người ta đã từ bỏ cơn sốt máy in phun vào những năm 1990. Những chiếc máy in “bỏ túi” đã hứa với mọi người về sự hoàn thiện chuyên nghiệp của một nhà xuất bản trong sự thoải mái tại nhà riêng của họ. Tuy nhiên, sau ba thập kỷ, hầu hết chúng ta dường như đã vứt bỏ máy in của mình, chán ngấy những hộp mực thường xuyên bị tắc nghẽn, đắt tiền. Vào thời điểm cần thiết, khi tình hình dịch bệnh đang thay đổi quá nhanh, người ta đã quay lại với bút và giấy.

Việc đặt các khẩu hiệu, tranh vẽ trên cửa sổ cũng nhanh chóng lan nhanh từ nhà này sang nhà khác như một phương tiện vừa thể hiện sự đoàn kết cộng đồng vừa giữ trẻ em ở lại tại nhà. Các hiệu trưởng khuyến khích học sinh vẽ cầu vồng đầy hy vọng và dán chúng vào cửa sổ. Ở Ý, nhiều người bắt đầu để lại những ghi chú hình vẽ bằng tay trong khu phố của họ, mang tiếng Ý “Andrà tutto bene”, có nghĩa “Tất cả mọi điều buồn sẽ qua”, hay “Hãy cố lên”; “Đừng bỏ cuộc, đầu hàng”. Tương đương với cụm từ tiếng Quảng Đông “jiayou” - “Hãy cố lên”. Câu khẩu hiệu này đã được sử dụng thường xuyên trên đường phố Trung Quốc kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.

 Đừng chạm vào tay nắm cửa, một cảnh báo ở Brighton.
Đừng chạm vào tay nắm cửa, một cảnh báo ở Brighton.

Những câu khẩu hiệu mang sự khích lệ lớn lao này đi kèm với tranh vẽ cầu vồng ngũ sắc đã được Romina Anardo, 38 tuổi, một nhà báo làm việc cho một tờ báo địa phương tại Piossasco (một thị trấn nhỏ gần Torino, miền bắc nước Ý) thực hiện tại nhà kể từ khi nhà trường của đứa con trai 5 tuổi bị đóng cửa vì dịch. Sáng kiến này dường như được bắt đầu bởi một vài bà mẹ ở các tỉnh Bari, Puglia của Ý và sau đó được chọn trên toàn quốc. Anh Anardo nói: “Sau một thời gian hoảng loạn trong dân chúng, giờ đây đã có một sự đoàn kết mới. Trong cộng đồng của tôi, các cửa hàng tạp hóa mang hàng nhu yếu phẩm cho người dân ở nhà và có một nhóm tình nguyện viên đến thăm nhà của những người trên 65 tuổi”.

Luisella Romeo, 52 tuổi, hướng dẫn viên du lịch ở Venice đã không thể làm việc kể từ ngày 29-2. Cô nói: “Khi tôi nhìn ra cửa sổ, tôi thấy biểu ngữ to lớn này - Andrà tutto bene. Thông điệp đã giúp tôi niềm tin, mọi việc rồi sẽ qua. Venice là một cộng đồng khá mạnh, tất cả chúng ta đều biết nhau. Khẩu hiệu không có nghĩa là “Hãy thư giãn, đừng cảnh giác”, mà nhấn mạnh “Đừng bỏ cuộc, đầu hàng!”. Luisella Romeo đã hy vọng rằng việc phong tỏa thành phố sẽ được dỡ bỏ vào cuối tháng tới đây. Lúc đó, Ý sẽ cho phép khách du lịch nước ngoài vào. “Hiện nay, tôi rất vui vì chồng tôi có công việc ổn định và có thể làm việc tại nhà. Anh là giáo sư đại học, các bài kiểm tra và giấy tờ có thể được làm tại nhà mà không cần đến văn phòng”, cô Luisella Romeo chia sẻ.

Marta Achler, một luật sư sống ở thành phố Florence cùng gia đình cho biết, hoạt động này đã giúp hai đứa con nhỏ của cô (5 và 7 tuổi) đối phó với một tình huống đáng sợ. “Hai đứa trẻ biết rằng chúng thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh dịch rất thấp, nhưng chúng lo cho chúng tôi vì trẻ con cũng biết rằng người già có nguy cơ lây bệnh cao nhất. Vì vậy các con tôi hết sức lo lắng cho ông bà yêu quý của chúng”, cô nói tiếp - “Chúng tôi có thể bị cô lập ở đây, nhưng thông điệp về hy vọng đang lan rộng”.

HOÀNG ĐẶNG

 

;
;
.
.
.
.
.