Sau thất bại trên chiến trường, người Pháp và đồng minh buộc phải ký Hiệp định Genève về Đông Dương vào tháng 7-1954. Theo đó, nước Việt Nam tạm thời chia cắt thành hai miền qua vĩ tuyến 17, nơi có dòng sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời. Ngày nay, mỗi khi du khách gần xa đến với mảnh đất Quảng Trị, không thể bỏ qua cụm di tích đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải - vĩ tuyến 17. Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), vĩ tuyến 17 chính là nơi đánh dấu sự chia cắt đất nước thành 2 bên: Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa.
Đà Nẵng cuối tuần gửi đến bạn đọc chùm ảnh cột cờ giới tuyến bên sông Bến Hải - biểu tượng, niềm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc qua góc máy của CTV Đặng Minh (Đà Nẵng).
|
Lá cờ Tổ quốc tung bay trên cột cờ Vĩ tuyến 17 (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). |
|
Cột cờ Hiền Lương ở Quảng Trị được nhiều người nhớ tới với nhiều sự kiện lịch sử. |
|
Đến với mảnh đất Quảng Trị thì địa điểm không thể bỏ qua đó là cụm di tích đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải - vĩ tuyến 17. |
|
Cụm di tích này nằm ở khu vực giao nhau giữa sông Bến Hải và quốc lộ 1A (km 735), trong đó phía bắc thuộc thôn Hiền Lương (huyện Vĩnh Linh), phía nam thuộc thôn Xuân Hòa (huyện Gio Linh). |
|
Theo tài liệu lưu tại Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và Khát vọng thống nhất” ở phía bắc cầu Hiền Lương, chỉ tính riêng từ tháng 5-1956 đến tháng 10-1967, đã có 267 lá cờ đỏ sao vàng được treo trên kỳ đài Hiền Lương. Để bảo vệ toàn vẹn lá cờ Tổ quốc ở đầu cầu giới tuyến, quân và dân ta đã đổ không biết bao mồ hôi công sức và xương máu. |
Hãy gửi cho chúng tôi những tác phẩm mà các bạn yêu thích. Địa chỉ: maichimai2611@gmail.com