Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm |
LTS: Bước vào năm 2010 vẫn còn không ít khó khăn và thác thức trên trường quốc tế. Cùng với những định hướng lớn của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta có những nội dung, chương trình rất quan trọng. Giữa bộn bề công việc, đồng chí PHẠM GIA KHIÊM, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Đà Nẵng có cuộc trao đổi với P.V Báo Đà Nẵng về nội dung trên. Báo Đà Nẵng xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
PV: Cử tri thành phố Đà Nẵng nói riêng, cả nước nói chung, rất quan tâm về lĩnh vực ngoại giao, về chính sách của Nhà nước ta trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xin Phó Thủ tướng cho biết những vấn đề chính về công tác ngoại giao của ta trong năm 2010 ?
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm: Chúng ta bước vào nãm 2010 trong bối cảnh quốc tế và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Về tổng thể, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song kinh tế thế giới còn nhiều khó khãn, các mâu thuẫn và tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, tôn giáo, sắc tộc, các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh nãng lượng, dịch bệnh, v.v… tiếp tục là những thách thức hiện hữu đối với an ninh và phát triển của mỗi nước. Đối với nước ta, nãm 2010 là nãm có ý nghĩa rất quan trọng, nãm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 nãm 2006 - 2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 nãm 2001 – 2010, nãm mà toàn Đảng, toàn dân ta tích cực chuẩn bị tiến tới Đại hội lần thứ XI của Đảng và kỷ niệm các sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là Thãng Long - Hà Nội 1.000 nãm tuổi. Về đối ngoại, chúng ta đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA), đãng cai Diễn đàn kinh tế Đông Á và Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ sáu.
Vì vậy, nhiệm vụ của ngành Ngoại giao trong nãm 2010 là phát huy mạnh mẽ những thành tựu đã đạt được, chủ động triển khai toàn diện và tích cực các hoạt động đối ngoại theo những hướng lớn sau đây:
Một là, tiếp tục triển khai tích cực các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững hơn, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác.
Hai là, tập trung cao độ để hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN, là thành viên tích cực và có trách nhiệm trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Ba là, tiếp tục ưu tiên tìm giải pháp giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ với các nước theo nguyên tắc bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, duy trì quan hệ ổn định với các nước liên quan, góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực.
Bốn là, đẩy mạnh công tác Ngoại giao kinh tế theo hướng tãng cường quan hệ hợp tác, tích cực và chủ động trong các hoạt động xúc tiến kinh tế đối ngoại với các đối tác lớn, mở rộng các thị trường tiềm nãng, các thị trường và lĩnh vực còn bỏ ngỏ, tãng cường công tác thông tin và dự báo kinh tế.
Năm là, tiếp tục hoàn thiện và triển khai các chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, mở rộng các hoạt động tập hợp, vận động kiều bào hướng về đất nước; triển khai có hiệu quả Đề án Dạy tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ kiều bào hội nhập với nước sở tại và giữ gìn bản sắc dân tộc.
Sáu là, gắn chặt Ngoại giao vãn hóa với Ngoại giao chính trị và Ngoại giao kinh tế, xây dựng và triển khai Chiến lược Ngoại giao vãn hóa đến nãm 2020, Đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà vãn hóa kiệt xuất của Việt Nam” ở nước ngoài, tiếp tục vận động UNESCO công nhận mới các di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh Việt Nam và các sự kiện lớn của ta trong nãm 2010, chủ động và kịp thời đấu tranh với những tuyên truyền sai lệch về Việt Nam.
P.V:
Là đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Đà Nẵng, qua những lần tiếp xúc cử tri tại thành phố, Phó Thủ tướng có những nhận xét gì về những ý kiến, kiến nghị của cử tri xung quanh các kỳ họp của Quốc hội?Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm: Có thể nói, thời gian qua, cử tri cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, đã góp phần quan trọng vào thành công của mỗi kỳ họp Quốc hội cũng như sự phát triển chung của cả nước. Trong năm 2009, cử tri thành phố Đà Nẵng đã góp ý, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành hơn 100 vấn đề liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Xây dựng luật, các biện pháp kiềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, các vấn đề về y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, chính sách xã hội, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng để phát triển, phòng chống tham nhũng, phòng chống các loại tội phạm, v.v… Những ý kiến, kiến nghị của cử tri thành phố luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của công dân đối với đất nước. Các ý kiến ấy đã được Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố tiếp thu, tổng hợp, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, góp phần giúp Đảng và Nhà nước có các chủ trương, chính sách sát hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, góp phần ngăn chặn suy giảm tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
P.V: Những ý kiến, kiến nghị đó đã được giải quyết đến đâu, thưa Phó Thủ tướng?
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương đã nghiêm túc xem xét, chọn lọc và tiếp thu, các cơ quan chức năng đã xem xét, giải quyết thỏa đáng và có văn bản trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri Thành phố. Tại các đợt tiếp xúc với cử tri trước và sau các kỳ họp Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đều thông báo trực tiếp nội dung trả lời các kiến nghị của cử tri của các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời gửi các nội dung này đến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, các quận, huyện, phường, xã để thông báo rộng rãi đến cử tri. Đối với những kiến nghị chưa được trả lời, Đoàn cũng thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và sớm thông báo đến cử tri.
P.V: Với vai trò và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng có những tâm tư, tình cảm gì với thành phố Đà Nẵng, cử tri thành phố Đà Nẵng?
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm: Là một thành phố trẻ, với tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của Đảng bộ và Chính quyền thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương và đặc biệt là sự đồng thuận và tham gia tích cực của người dân, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội, lại được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhất là sau khi có Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, năm qua, thành phố đã phát triển nhanh và vững chắc. Người dân Đà Nẵng chất phác, thẳng thắn, trung thực và giàu truyền thống cách mạng, cử tri thành phố có trách nhiệm cao với những vấn đề lớn, những vấn đề bức xúc của thành phố, của đất nước và có những kiến nghị tâm huyết, có tính xây dựng cao. Tôi tin tưởng rằng Đà Nẵng sẽ có bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai gần, nâng cao được năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, xứng đáng là động lực của khu vực miền Trung và Tây nguyên.
Bước sang năm mới 2010, qua Báo Đà Nẵng, tôi xin chúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng anh hùng đạt nhiều thắng lợi mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố.
P.V: Xin cảm ơn Phó Thủ tướng.
LÊ VĂN HOA (thực hiện)