'Thứ quý hơn vàng' Tổng thống Trump khao khát để thắng Trung Quốc trong cuộc đua 5G

.

Trong khi từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, chính quyền Mỹ âm thầm mở cuộc chiến thứ hai liên quan đến các kim loại thiết yếu. Một trong số đó là cesium (Cs, tiếng Việt: Xêsi), kim loại hiếm đến mức rất khó để định giá. Nó là nhân tố thiết yếu để thực hiện thành công cuộc đua 5G, vốn được Mỹ xác định là trận chiến an ninh quốc gia của thế kỷ.

Ở thể rắn, cesium có cấu trúc tinh thể khá giống vàng. Ảnh: Depositphotos
Ở thể rắn, cesium có cấu trúc tinh thể khá giống vàng. Ảnh: Depositphotos

Cesium: Ngôi sao sáng trong show diễn của khoáng chất thiết yếu

Theo Viện Kim loại Chiến lược Đức (ISE), cesium là nhân tố dễ mất electron nhất trong bảng tuần hoàn hóa học và cũng là kim loại nặng nhất. Chất này đặc biệt dễ bốc cháy, phát lửa khi tiếp xúc với không khí và phát nổ mạnh trong nước và băng khi nhiệt độ quá -116 độ C.

Đây là kim loại quý hơn cả vàng. Tại thời điểm năm 2018, cesium hàm lượng 99,98% có giá 79 USD/gram. Còn cesium thông thường hàm lượng 98% có giá khoảng 39 USD/25 gram. Thêm nữa, rất khó định giá thị trường đối với cesium, vì không có bất kỳ sàn giao dịch nào đối với kim loại quý hiếm này.

Khác với các hàng hóa khác, cesium miễn nhiễm trước hiệu ứng khủng hoảng cầu mà Covid-19. Lý do là bởi cesium là nguyên liệu thiết yếu trong rất nhiều lĩnh vực, từ cuộc cách mạng 5G, bước tiến trong y học, công nghiệp quốc phòng cho đến ngành khoan dầu, khí đốt và chế tạo đồng hồ nguyên tử.

Trong y tế, cesium là nhân tố chủ chốt trong lĩnh vực hóa hữu cơ chiến lược, gồm cả chiếu xạ để điều trị ung thư. Ngành dầu mỏ, khí đốt sử dụng kim loại này để tạo dung dịch khoan, tránh tình trạng phát nổ trong lòng giếng có nhiệt độ và áp suất cao. Kim loại này cũng có vai trò thiết yếu trong một loạt các ứng dụng thương mại và công nghiệp như khuếch đại màn hình, tế bào quang điện…

Nhưng ứng dụng của cesium trong cuộc chiến 5G và trong định lượng thời gian khiến cesium trở thành huyền thoại trong nhóm các kim loại quý hiếm, là vũ khí trong cuộc đua giành quyền thống trị về công nghệ. Chính “tiêu chuẩn cesium” cho phép con người đo lường thời gian một cách chính xác, đẩy tương tác, kết nối theo thời gian thực. Điều này đồng nghĩa với việc cesium là chìa khóa cho mạng di động, Internet và định vị vệ tinh (GPS).

Đối với giới đầu tư, đây đúng là những thành tố trong cuộc chiến 5G và cách thức 5G sẽ định hình lại cán cân quyền lực toàn cầu. Ai nắm trong tay cescium sẽ có được ưu thế lớn hơn trong cuộc chạy đua về công nghệ mới. Công nghệ mạng tế bào không dây sẽ truyền tải dữ liệu và thời gian chuẩn nhanh hơn bao giờ hết, với tốc độ và độ chính xác đủ để chuyển đổi các ngành công nghiệp.

Thế thống trị của Trung Quốc...

Cuộc chiến ngôn từ nóng bỏng gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc cho thấy, chưa thể có một sự thống nhất toàn cầu thời kỳ hậu Covid-19. Gươm đã được rút ra khỏi vỏ ở cả Bắc Kinh và Washington. Quá nhiều thứ liên quan và đối đầu sẽ vượt khỏi cuộc chiến trước đây của Mỹ chống “ngôi sao 5G” Huawei của Trung Quốc.

Đại dịch đe dọa một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc, với việc ông Trump cáo buộc Trung Quốc che giấu dịch, còn Bắc Kinh đổ lỗi Washington chơi trò tống tiền. Mỹ cũng đang tìm cách cắt chuỗi cung ứng công nghiệp khỏi Trung Quốc và đe dọa áp trừng phạt thuế mới.

Thế nhưng, Mỹ vẫn còn mối lo về cesium, trong bối cảnh Trung Quốc đang nắm giữ ưu thế đối với các kim loại thiết yếu. Cesium có vai trò chiến lược, nhưng hiện chỉ có 3 mỏ trên thế giới có khả năng khai thác cesium: Mỏ Tanco ở Manitoba, Canada, mỏ Bitika tại Zimbabwe và mỏ Sinclair ở Australia.

Thống trị toàn cầu trong cuộc đua hiện nay phụ thuộc vào việc kiểm soát các nhân tố đất hiếm, vật chất xương sống cho các ngành công nghệ hiện tại và tương lai. Trong khi nhiều nước mải mê tham gia cuộc chiến giá dầu, Bắc Kinh đang tính đến việc kiểm soát các nhân tố này.

Nhìn rộng ra, cesium là một trong số 16 kim loại trong danh sách các nhân tố đất hiếm và Trung Quốc kiểm soát nguồn cung của gần như tất cả số này, khi nắm giữ 96% sản lượng khai thác.

Trung Quốc thống lĩnh các nhân tố đất hiếm kể từ những năm 1990, với sức mạnh tương đương với vai trò của OPEC trong ngành dầu mỏ. Năm 2010, Trung Quốc cắt giảm xuất khẩu mặt hàng này, gây ra cú sốc tăng giá trên toàn cầu, bởi đây là những kim loại quan trọng đối với nhiều ngành công nghệ.

Trước đây, nguồn cung cesium cho Mỹ chủ yếu do công ty Cabot có trụ sở ở Boston (Mỹ) kiểm soát, với việc Cabot nắm quyền sở hữu mỏ Tanco ở Manitoba. Nhưng Cabot cũng có hoạt động làm ăn, kinh doanh ở Trung Quốc. Mỏ này đóng cửa vào năm 2015, với lượng quặng lưu kho đủ để đáp ứng nhu cầu. Tháng 6-2019, Cabot bán toàn bộ mỏ này cùng tài sản đi kèm cho Tập đoàn Sinomine Resources của Trung Quốc với giá 135 triệu USD.

Không chỉ là giới hạn nguồn cung, cescium hiện còn bị không chế độc quyền về chuỗi cung ứng khi gần như chỉ có một nhà cung cấp đến từ Trung Quốc. Mỏ Tanco và Bitiki không còn hoạt động, nhưng Sinomine Resources sở hữu toàn bộ kho quặng cesium tại hai điểm này.

... Và hy vọng mới cho Mỹ

Cescium quan trọng là vậy, nhưng Mỹ tỏ ra chậm chân trong cuộc đua này. Phải đến tháng 5-2018 Mỹ mới liệt cesium cùng với lithium và tatalum vào Danh sách Khoáng vật quý hiếm. Tuy nhiên, hy vọng chưa hết hẳn với Mỹ. Người có khả năng “cứu thua” cho Mỹ trong cuộc đua là Power Metals, một công ty mỏ của Canada.

Ngoài ba mỏ chính do Trung Quốc kiểm soát như đã nêu, Power Metals đang sở hữu 3 trên tổng số 5 khu mỏ có tiềm năng cesium tại tỉnh Ontario, là mỏ West Joe, Tot Lake và Marko. Tháng 8-2019, Power Metals tiến hành 06 mũi khoan thăm dò tại vùng West Joe Dyke, nằm ở Case Lake, tỉnh Ontario. Mục đích chính là tìm kiếm, đánh giá trữ lượng lithium. Thế nhưng kết quả lại cho thấy tiềm năng trữ lượng cesium.

Tháng 2-2020, trước thời điểm Covid-19 phát triển thành đại dịch, Power Metals bắt đầu khoan thăm dò thực chất và lên kế hoạch khai thác cescium với hy vọng sẽ tìm được một mỏ có tầm quan trọng chiến lược như mỏ Sinclair ở Australia.

“Nguồn cung loại kim loại hiếm này trên toàn cầu khan hiếm. Chúng tôi rất may mắn khi tìm thấy cesium với hàm lượng cesium oxit (Cs2O) ở mức 14,7% tại Case Lake mà Power Metal nắm quyền sở hữu 100%”, Chủ tịch công ty Power Metals Chairman, ông Johnathan More, phát biểu trong một cuộc họp báo gần đây.

Đây là nhân tố có thể đẩy Power Metals đạt tới vị thế một nhà cung cấp lớn tiềm tàng, ngay tại thời điểm then chốt của cuộc cách mạng 5G. Công ty của Canada kỳ vọng sẽ sớm được thế giới biết đến là một thực thể có đủ sức phá vỡ độc quyền của Trung Quốc đối với cesium.

Đó là lý do tháng 12-2019, Mỹ và Canada đã đạt được đồng thuận về chiến lược, tránh lệ thuộc vào các nhân tố kim loại hiếm do Trung Quốc kiểm soát.

Theo Báo Tin tức

;
;
.
.
Liên kết hữu ích
.
.
.