Nhộn nhịp dịch vụ gói bánh chưng, bánh tét

.

ĐNO - Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 cận kề, các cơ sở sản xuất bánh chưng, bánh tét trên địa bàn thành phố đang ngày đêm tất bật gói bánh, bảo đảm sản lượng cung ứng cho thị trường Tết.

Video: V.HOÀNG - M.QUẾ

Từ ngày 24 tháng Chạp, các cơ sở sản xuất bánh chưng, bánh tét trên địa bàn đã chuẩn bị đầy đủ các công đoạn như: lau lá, xếp lá để vào khuôn bánh, ngâm nếp, đậu xanh... Đến sớm ngày 25 tháng Chạp, công việc gói bánh bắt đầu tiến hành, đây cũng là lúc "hương Tết" được lan tỏa khắp phố phường.

Tại K340 Nguyễn Tri Phương (quận Thanh Khê), gia đình ông Nguyễn Cao Đài phải làm việc từ 5 giờ sáng đến 12 giờ khuya mỗi ngày để bảo đảm số lượng bánh chưng đã được đặt trước. Được biết, đây là năm thứ 20, cơ sở bánh chưng của ông Đài tiếp tục công việc gói bánh để bán mỗi dịp Tết.

Số lượng bánh mỗi năm khoảng 1.000 cái. Bánh có kích thước 13x13x7 cm (dài - rộng - dày), trọng lượng bánh khoảng 1,4kg sau khi nấu xong và có giá bán 200.000 đồng/cặp. Trong mỗi cái bánh luôn được ông Đài cho đầy đủ các nguyên liệu như: đậu xanh, tiêu, hành, mỡ, thịt, nếp...

Đặc biệt, nếp sử dụng trong bánh của cơ sở là nếp Điện Biên nên bánh luôn đậm vị và thơm ngon. Ngoài ra, sau khi nấu xong, bánh sẽ được hút chân không để bảo quản chất lượng lâu hơn. Theo ông Đài, công đoạn canh lửa, châm nước cho nồi bánh hết sức quan trọng, thông thường cần canh nồi 12 tiếng trước khi vớt bánh ra ngoài.

Trong khi đó, tại K91 Hoàng Hoa Thám (quận Thanh Khê), mùi khói bếp từ các nồi nấu bánh chưng lan tỏa từ đầu đến cuối ngõ. Nơi đây tập trung khoảng 3, 4 cơ sở làm bánh, nhưng Cơ sở bánh chưng, bánh tét Bà Lầu sản xuất nhiều nhất. Được biết, cơ sở này đã gói bánh chưng, bánh tét gần 60 năm.

Với gần 20 nhân công làm việc, trong dịp Tết năm nay, cơ sở làm ra 2.000 bánh chưng, bánh tét mỗi ngày. Bà Đoàn Thị Chín, Chủ cơ sở cho biết, năm nay lượng đơn hàng khoảng 12.000 bánh nên từ 20 tháng Chạp, bà đã tiến hành xếp lá, đến 25 tháng Chạp thì tập trung gói.

“Năm nay, lượng đơn hàng hơn năm ngoái khoảng 10%, chủ yếu tăng nhu cầu biếu, tặng, cũng như người dân muốn mua bánh sớm để dùng trong bữa ăn trước Tết cho nhanh, gọn, không phải mất thời gian nấu nướng”, bà Chín cho biết.

Giá bánh chưng tại cơ sở dao động từ 60.000 - 110.000 đồng/cái với kích thước 15x15 cm, tùy theo số tiền của khách hàng đặt thì chất lượng nhân bánh tương đương. Bánh tét có giá từ 60.000 - 100.000 đồng/cái nặng khoảng 1,2 kg.

Từ ngày 20-24 tháng Chạp, nhiều cơ sở đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để sẵn sàng gói bánh phục vụ thị trường Tết.
Từ ngày 20-24 tháng Chạp, nhiều cơ sở đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để sẵn sàng gói bánh phục vụ thị trường Tết.
Phần nếp được dùng để gói bánh là nếp loại 1, được ngâm, vò sẵn và để ráo nước trước khi bắt đầu gói.
Phần nếp được dùng để gói bánh là nếp loại 1, được ngâm, vò sẵn và để ráo nước trước khi bắt đầu gói.
Mỗi năm, gia đình ông Cao Văn Đài nhận làm khoảng 1.000 bánh chưng.
Mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Cao Đài nhận làm khoảng 1.000 bánh chưng được gói bằng lá dong cùng loại nếp từ tỉnh Điện Biên, hòa trộn với nhân thịt heo, đậu xanh.
Để bánh được thơm ngon và giữ được lâu, người thợ cần phải gói cẩn thận.
Để bánh được thơm ngon và giữ được lâu, người thợ cần phải gói cẩn thận và tỉ mỉ.
Bánh được xếp theo nguyên tắc
Bánh được xếp theo nguyên tắc "chưng trên, tét dưới" khi nấu.
Sau khi bánh chín, các cơ sở thực hiện hút chân không để bánh được bảo quản lâu hơn.
Sau khi bánh chín, các cơ sở thực hiện hút chân không để bánh được bảo quản lâu hơn.

 MAI QUẾ - VĂN HOÀNG

;
;
.
.
.
.
.