Đà Nẵng cuối tuần

THẾ GIỚI QUA ẢNH

Bán con

14:19, 07/10/2016 (GMT+7)

Có tới 1/5 trẻ em Ghana (Tây Phi)  phải lao vào cuộc mưu sinh. Tình trạng đó còn nặng nề hơn ở những vùng ven biển khi mà nhiều bậc cha mẹ đưa con đi làm từ rất sớm hoặc bán hẳn cho người khác.

Có hơn 80% trẻ em ở khu vực Senya đã bị đẩy vào làm việc trong ngành đánh bắt cá khắc nghiệt.
Có hơn 80% trẻ em ở khu vực Senya đã bị đẩy vào làm việc trong ngành đánh bắt cá khắc nghiệt.
Bà  Victoria Appah (trái) cho biết, hai đứa con của bà vừa được trở về nhà,  sau thời gian bị bà bán đi. Chúng tỏ ra rất ghét bà. Chúng đã chịu quá nhiều vết thương trên thân xác và tinh thần khi phải lao động cật lực. Chúng thường hét lên đầy hoảng sợ trong giấc ngủ.
Bà Victoria Appah (trái) cho biết, hai đứa con của bà vừa được trở về nhà, sau thời gian bị bà bán đi. Chúng tỏ ra rất ghét bà. Chúng đã chịu quá nhiều vết thương trên thân xác và tinh thần khi phải lao động cật lực. Chúng thường hét lên đầy hoảng sợ trong giấc ngủ.
Hai anh em ruột Joe, 10 tuổi và Kwame, 12 tuổi bị mẹ bán cho một ngư dân ở Yeji. Hai năm sau, Joe và Kwame trở về nhà thì được một gia đình đánh bắt cá ở Senya nhận nuôi.  Cả hai không thể chịu nổi  cái đói,  bởi chỉ được ăn 1 lần/ngày nhưng phải làm việc suốt cả ngày.
Hai anh em ruột Joe, 10 tuổi và Kwame, 12 tuổi bị mẹ bán cho một ngư dân ở Yeji. Hai năm sau, Joe và Kwame trở về nhà thì được một gia đình đánh bắt cá ở Senya nhận nuôi. Cả hai không thể chịu nổi cái đói, bởi chỉ được ăn 1 lần/ngày nhưng phải làm việc suốt cả ngày.
Kobina Amoasi (bên trái) giờ đây đã 21 tuổi và có 7 năm kinh nghiệm làm nghề cá ở làng Nyanyano. “Tôi đâu muốn đánh bắt cá vì nguy hiểm và muốn trở thành thợ may, nhưng đâu thể được do bị ép buộc phải làm nghề này từ bé”.
Kobina Amoasi (bên trái) giờ đây đã 21 tuổi và có 7 năm kinh nghiệm làm nghề cá ở làng Nyanyano. “Tôi đâu muốn đánh bắt cá vì nguy hiểm và muốn trở thành thợ may, nhưng đâu thể được do bị ép buộc phải làm nghề này từ bé”.

 ANH THƯ (Theo Guardian)

.