Đà Nẵng cuối tuần
Xu thế xe điện ở Đông Nam Á
Hòa theo dòng chảy xe điện trên toàn thế giới, khu vực Đông Nam Á cũng bắt đầu thực hiện cuộc cách mạng xe điện vì muốn bảo vệ môi trường, sức khỏe...
Ô-tô điện chia sẻ của BlueSG ở Singapore. Ảnh: Todayonline.com |
Báo cáo của Tài chính năng lượng mới Bloomberg (BNEF) đã sửa đổi dự báo trước đây là 35% số lượng xe bán ra trong năm 2040 chạy bằng điện lên 54% do có bước nhảy vọt về nhu cầu trên toàn thế giới. Doanh số xe điện bán ra trên toàn thế giới trong năm 2016 tăng gấp đôi so với năm trước, vượt con số 2 triệu chiếc. Khu vực Đông Nam Á với 640 triệu người cũng đang từng bước nhập vào xu thế này. Báo cáo của Hiệp hội Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho biết tới năm 2025 sẽ có khoảng 59 triệu xe điện 2-3 bánh và 8,9 triệu xe 4 bánh, chiếm tỷ lệ 20% số xe chạy trên đường.
Điều kiện thúc bách “cách mạng xe điện” ở Đông Nam Á
Các thành phố lớn ở Đông Nam Á được biết tới với điều kiện giao thông khủng khiếp. Khói xe, nhất là trong giờ cao điểm là một trong những nguyên nhân đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe trong thời gian dài. Các trung tâm thành phố nhộn nhịp của Đông Nam Á được biết đến - trong số những thứ khác - điều kiện giao thông khủng khiếp của họ. Các luồng khói và khói từ ống xả của xe cộ, đặc biệt là trong giờ cao điểm giao thông là một nguyên nhân nghiêm trọng gây lo ngại cho môi trường trong thời gian dài.
Jakarta là thành phố đông dân nhất Đông Nam Á là một trong những nơi có bầu không khí tồi tệ nhất khu vực do xe chạy bằng xăng hoặc dầu diesel. Nghiên cứu của Khoa Y tế cộng đồng tại Đại học Indonesia phát hiện ra 58% bệnh tật của người dân thủ đô có liên quan tới ô nhiễm không khí.
Nhu cầu ô-tô tăng sẽ khiến tình trạng ô nhiễm càng xấu hơn. Ước tính rằng quyền sở hữu ô-tô ở Đông Nam Á sẽ tầm 40% vào năm 2040. Tuy nhiên, thay vì dùng xe chạy xăng hay dầu diesel thì sử dụng xe điện sẽ thay đổi được đáng kể lượng carbon thải ra môi trường bởi xe điện không thải ra khí carbon.
Cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Frost và Sullivan (Mỹ) có những dấu hiệu hứa hẹn tích cực về xe điện ở Đông Nam Á, nhất là những người dưới 40 tuổi. Phần lớn những người này ở Thái Lan, Philippines và Indonesia. Chính phủ nhiều nước đã có những chính sách và lộ trình rõ ràng, trong đó Singapore và Thái Lan được cho là đi trước về phát triển xe điện. Singapore bắt tay vào xu thế này từ năm 2011 như chiến lược quan trọng để giảm thiểu khí thải từ giao thông vận tải. Cuối năm 2017, Singapore đã tung ra dịch vụ chia sẻ ô-tô điện đầu tiên với 80 chiếc và 30 trạm sạc. Thái Lan có kế hoạch khuyến khích sử dụng xe điện giai đoạn 2012-2021. Kết quả là từ chỗ có 60.000 xe lai (tức xe chạy hai loại năng lượng: hóa thạch và điện) và 8.000 xe điện đăng ký trong năm 2014 thì nay tăng lên 102.308 xe lai và 1.394 xe điện.
Các quốc gia khác như Indonesia, Philippines cũng đầy hứa hẹn. Indonesia có lộ trình cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô-tô với mục tiêu 2,1 triệu đơn vị xe điện 2 bánh và 2.200 xe 4 bánh vào năm 2025. Hiệp hội Xe điện Philippines đặt mục tiêu sẽ có 1 triệu xe điện trên đường vào năm 2020 và đã làm việc với chính phủ cho lộ trình phát triển xe điện. Bộ Năng lượng nước này hợp tác với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giới thiệu xe điện được trang bị công nghệ pin lithium-ion. Hợp tác này nhằm mục đích giảm thiểu mức tiêu thụ xăng dầu hằng năm của ngành giao thông 2,8% và giảm phát thải carbon ước tính 260 tấn mỗi năm bằng cách chuyển sang 100.000 xe điện.
Thế giới đang rất sôi động
Hãng Tesla báo cáo doanh thu quý 2-2018 về xe điện lên tới 4 tỷ USD, so với 3,41 tỷ USD của quý trước đó và 2,79 tỷ USD của quý 2 năm trước. Điều đó cho thấy xe điện thế giới đang phát triển, nhất là khi giá xe điện đang có dấu hiệu giảm. Đẩy mạnh sản xuất xe điện, nhiều nước cũng lên kế hoạch giảm lượng xe chạy bằng năng lượng hóa thạch. Trung Quốc và Ấn Độ trùng hợp có cùng kế hoạch dừng sản xuất xe chạy xăng hoặc dầu diesel. Ấn Độ dự kiến tới năm 2030 thì tất cả các mẫu xe mới đều chạy bằng pin. Pháp và Anh dự kiến sau Ấn Độ 5 năm. Các hãng sản xuất ô-tô lớn như BMW, Audi, Mercedes, Volvo hay Jaguar… cũng đã sản xuất xe điện từ lâu. Nhiều quốc gia báo cáo mức độ tiêu thụ năng lượng hóa thạch giảm. Duy trì một xe chạy bằng năng lượng hóa thạch được cho tốn kém hơn xe điện (xe điện không phải thay dầu nhớt máy; tiền điện sạc xe cũng rẻ hơn rất nhiều tiền xăng/diesel). Quan trọng nhất là tuổi thọ pin lên tới 10 năm cũng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn.
Xu thế chuyển từ xe sử dụng năng lượng hóa thạch sang chạy bằng pin diễn ra rộng khắp thế giới. Xu thế đó giúp giải quyết căn bản hai vấn đề lớn là môi trường và sức khỏe nhưng cũng có những vấn đề khác cần phải lường trước nhằm chủ động ứng phó. Chính phủ các nước sẽ hụt khoản tiền thuế tiêu thụ nhiên liệu (cả mua và bán).
Việc làm cũng sẽ dôi dư đáng kể do sản xuất xe điện ít phức tạp như xe chạy xăng hay diesel, nghĩa là lượng nhân công sẽ cắt giảm. Quá trình tự động hóa bằng robot càng khiến lượng nhân công ít hơn nữa. Chẳng hạn như ở Đức có dự báo sẽ mất 600.000 việc làm vì chuyển đổi sản xuất ô-tô.
A.T (Theo ASEAN Post, Nestegg)