Đà Nẵng cuối tuần
Sách mới, sách hay
1. Tác phẩm “Gốm Sài Gòn” của nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng - Lưu Kim Chung - Nguyễn Anh Kiệt và Hồ Hoàng Tuấn (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2023) là nỗ lực bước đầu nhằm cung cấp những dữ liệu cần thiết để độc giả hiểu được cơ bản về gốm Sài Gòn - một dòng sản phẩm gốm sứ ra đời từ những thập niên đầu thế kỷ XX.
Gốm Sài Gòn thuộc chung dòng “bạch dứu” với dòng gốm này của gốm Lái Thiêu. Vậy chúng có đặc điểm khác biệt nào? Cuốn sách đã trả lời rõ câu hỏi này, trên cơ sở ý kiến thống nhất của các nhà sưu tập rằng, gốm Sài Gòn tráng men cả bên ngoài lẫn bên trong, khác gốm Lái Thiêu chỉ có men bên ngoài; xương gốm trắng, cứng đanh (ngạnh đào/sành cứng, có trường hợp gọi là “bán sứ”); lớp men áo ngoài bóng hơn lớp áo của gốm Lái Thiêu; nói chung, gốm Sài Gòn được trau chuốt, tô vẽ kỹ hơn gốm Lái Thiêu và do đó, được giới chơi đồ cổ yêu chuộng hơn.
Tác phẩm cũng nêu rõ, thực tế việc sử dụng tên gọi “Gốm Sài Gòn” có phần tùy tiện và không có sự nhất trí nhau: hoặc để chỉ chung cho các sản phẩm của tất cả các dòng sản phẩm gốm sứ đã được sản xuất ở Sài Gòn - Chợ Lớn (hiểu là địa bàn thuộc Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay), hoặc để chỉ dòng sản phẩm gốm sứ bạch dứu ra đời vào nửa đầu thế kỷ XX. Dù được dùng theo nghĩa nào, thì dòng gốm Sài Gòn đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xác định về lịch sử, chủng loại, đặc điểm... của chúng.
Một cách tổng quát, tên gọi “Gốm Sài Gòn” như vậy khu biệt với loại sản phẩm sành men màu “thái dứu đào” thuộc dòng gốm Quảng, tiêu biểu là “Gốm Cây Mai” và cũng khu biệt với sản phẩm “hắc dứu đào” (bao gồm sản phẩm sành da lu/sành nâu, đồ sành men đen, men da lươn...) thuộc dòng gốm Phước Kiến. Nói chung, “Gốm Sài Gòn” là tên gọi để chỉ các sản phẩm “bạch dứu” đạt chất lượng cao cả về kỹ thuật lẫn mỹ thuật, được sản xuất ở Sài Gòn vào những thập niên đầu của thế kỷ XX.
2. Với những muốn tìm hiểu giá trị đặc sắc của nền văn hóa Khmer thì tác phẩm “Tranh tường Khmer Nam bộ” (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tái bản 2023) của tác giả Huỳnh Thanh Bình là một gợi ý thú vị khi đây là công trình nghiên cứu sâu, kỹ về loại hình tranh tường Khmer - vốn chưa được biết đến một cách rộng rãi. Tranh tường Khmer là những sản phẩm mỹ thuật độc đáo không chỉ về mặt đề tài mà cả về đặc trưng hình họa, màu sắc và phong cách tạo hình nghệ thuật. Tranh tường Khmer kế thừa thành tựu nghệ thuật tạo hình truyền thống, trực tiếp là nghệ thuật trang trí nội ngoại thất tự viện, tranh cuộn trên vải/preah bot, tranh vẽ trên giấy bìa “kờrăng”.
Đối tượng nghiên cứu chính của cuốn sách là nghề vẽ tranh tường và tập thành tranh tường do các thế hệ nghệ nhân Khmer tạo tác nội - ngoại thất ở một số chùa tháp Phật giáo Nam tông Khmer tại các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang... Tác giả Huỳnh Thanh Bình dành hơn 10 năm để hoàn thành sách ảnh "Tranh tường Khmer Nam bộ".…
MẪU ĐƠN