.

Ra mắt sân khấu kịch "Ngày xửa ngày xưa"

.

Tối 28-6, tại Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng đã có buổi ra mắt sân khấu kịch “Ngày xửa ngày xưa” bằng vở diễn “Những đứa con của Rồng”, tác giả Minh Phương, đạo diễn Vũ Minh, Quang Kỳ. Đây được xem là sự kiện vui của làng giải trí Đà Nẵng.

Một cảnh trong vở diễn
Một cảnh trong vở diễn "Những đứa con của Rồng". Ảnh P.T

Tại đêm khai mạc, NSƯT-Giám đốc Nhà hát Trưng Vương Nguyễn Đình Thậm chia sẻ từ rất lâu rồi sân khấu dành cho tuổi thơ tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung chưa được chú trọng và quan tâm. Trong khi đó, tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, sân khấu dành cho tuổi thơ đã khởi sắc với nhiều chương trình hấp dẫn đa dạng, phong phú, nhất là các dịp hè về. “Làm thế nào để có một sân chơi lành mạnh, vừa giải trí vừa có tính giáo dục, phục vụ cho tuổi thơ Đà Nẵng là điều chúng tôi vô cùng trăn trở. Do đó, chúng tôi đã quyết định cử nghệ sĩ Quang Kỳ kết hợp cùng với sân khấu IDECAF TP. Hồ Chí Minh xây dựng một sân khấu để phục vụ cho tuổi thơ”, ông cho biết.

Nhiều năm qua, sân khấu “Ngày xửa ngày xưa” của IDECAF TP. Hồ Chí Minh đã trở thành thương hiệu với những câu chuyện bổ ích về lòng hiếu thảo, nhân ái, sự yêu thương giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Thông qua những câu chuyện đậm chất cổ tích thần thoại, được đầu tư và dàn dựng công phu, sân khấu đẹp mắt, bao gồm các loại hình ca múa nhạc, kịch vào trong vở diễn đã thực sự làm các em thích thú và say mê. Trước nền tảng đó, cùng sự hỗ trợ tích cực từ ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc sân khấu IDECAF TP. Hồ Chí Minh thông qua việc chuyển giao kịch bản, cảnh trí, phục trang và âm nhạc của nhiều vở diễn khác nhau, lãnh đạo Nhà hát Trưng Vương đã tích cực vận động thành lập sân khấu “Ngày xửa ngày xưa” tại Đà Nẵng.

Với “Những đứa con của Rồng” trong đêm khai mạc, Nhà hát Trưng Vương đã tập hợp hơn 30 nam nữ nghệ sĩ, diễn viên, những người thật sự yêu sân khấu trẻ thơ để cùng luyện tập. Trong đó có những nghệ sĩ tài hoa như nghệ sĩ Hải Yến, Xuân Phú, Phú Tân, Kim Dung, Kim Huyền, Quốc An, Hoàng Hải… Qua hơn 3 tháng tập huấn kỹ năng biểu diễn, các nghệ sĩ, diễn viên đã lên sàn tập do nghệ sĩ Quang Kỳ dàn dựng, đạo diễn chính.

Đêm diễn với gần 700 khán giả nhí và quan khách đã nói lên sự thành công bước đầu của sân khấu “Ngày xửa ngày xưa”. “Đây là niềm hạnh phúc với những nghệ sĩ sân khấu khi biểu diễn cho các em, chuyển tải một câu chuyện rất hay về tình yêu quê hương biển đảo. Nhìn các em cười và hòa nhịp cùng với diễn viên trên sân khấu, phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai, tôi nghĩ đây đã là một thành công rất lớn”, nghệ sĩ Trần Quang Kỳ chia sẻ.

P.T

;
.
.
.
.
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Một thoáng giao mùa
    Những mùa hoa cứ đi qua người và biết cách gửi vào lòng người những ý nghĩ sâu sắc. Những sắc hoa mùa xuân ở vùng quê này ngày nào thắm sắc bây giờ đã phai tàn, nếu còn cũng chỉ là lác đác vài bông, đủ để thầm nhắc người ta về một mùa xuân đẹp đẽ đã đi qua. Thoảng khi những giây phút ngơ ngẩn trước bước chuyển của mùa tôi thường hay nghĩ ngợi nhiều hơn về sự mau lẹ của thời gian, về những xa rời, về những vẻ đẹp của sự chuyển động, về điều còn lại sau những mênh mông. Chớm hạ luôn là khoảng giao của mùa ở lại sâu trong tôi.
    .
  • Phấn chấn mới
  • Điều cốt yếu là không được xa dân
.

Đọc nhiều

.
.