Hướng dẫn thanh, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực doanh nghiệp

Thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành 2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã công bố danh sách doanh nghiệp, dự án công trình thanh tra. Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng vừa ban hành kế hoạch hướng dẫn thanh tra, kiểm tra để doanh nghiệp biết nội dung hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện.
 
I. Việc chấp hành các quy định về thành lập, đăng ký kinh doanh các loại hình doanh nghiệp, các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.

1. Việc kê khai nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh/văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định;

2. Việc thực hiện đăng ký hoặc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh/văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định;

3. Việc thực hiện quy định về người đăng ký thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức; việc thuê giám đốc doanh nghiệp tư nhân;

4. Kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (tương ứng với loại hình doanh nghiệp), hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và các giấy tờ khác có liên quan.

II. Việc chấp hành các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp.

1. Việc thực hiện các quy định về đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp, Chi nhánh/Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; việc chấp hành các quy định về đăng ký trụ sở (tính xác thực, quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa chỉ trụ sở chính);

2. Việc thực hiện quy định về treo biển hiệu của doanh nghiệp, Chi nhánh/Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

3. Việc thực hiện quy định về đăng ký góp vốn của doanh nghiệp, tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

4. Việc thực hiện quy định về lập và lưu giữ sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông: Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; tùy theo loại hình doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:

a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;

b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm; giấy phép và giấy chứng nhận khác;

c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;

d) Biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;

đ) Bản cáo bạch để phát hành chứng khoán;

e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;

g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.

5. Việc thực hiện quy định về tạm ngừng kinh doanh;

6. Việc thực hiện quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

III. Việc chấp hành các quy định về tổ chức bộ máy, quản lý, điều hành hoạt động của các loại hình doanh nghiệp.

1. Việc thực hiện chế độ lưu giữ hồ sơ, tài liệu và con dấu tại trụ sở chính của doanh nghiệp; Quản lý và sử dụng con dấu (Thông báo mẫu con dấu và thông báo thay đổi mẫu con dấu cho Phòng Đăng ký kinh doanh; nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu cho Công An thành phố Đà Nẵng trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 1-7-2015 (nếu làm con dấu mới) gồm: Giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu; việc quản lý và sử dụng con dấu theo điều lệ công ty).

2. Việc thành lập và hoạt động của Ban kiểm soát (nếu có);

3. Việc thực hiện quy định về trình tự, thủ tục tiến hành họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;

4. Việc bổ nhiệm người giữ các chức danh quản lý, Giám đốc (Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp. Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp:

a) Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;

b) Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;

c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

IV. Việc chấp hành các quy định về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể các loại hình doanh nghiệp.

1. Thực hiện các trình tự, thủ tục tiến hành giải thể doanh nghiệp;

2. Thông báo về việc chấm dứt tồn tại đối với doanh nghiệp bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
V. Việc chấp hành các quy định về cung cấp, công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

1. Cung cấp thông tin nội dung đăng ký kinh doanh cho Phòng Đăng ký kinh doanh theo quy định (nếu có);

2. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Phụ lục V-25, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT và biên lai thu phí);

3. Tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động đối với Chi nhánh/Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; thực hiện thông báo khi cho thuê doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.

TRIỆU TÙNG

;
;
.
.
.
.
.