Sân chơi dành cho trẻ nhỏ

.

Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai, kiến trúc sư nổi tiếng Aldo van Eyck đã thiết kế hơn 700 sân chơi ở Amsterdam, Hà Lan. Số lượng sân chơi khá kỷ lục này góp phần lấp đầy các vị trí từng đặt bom, các quán bar ồn ào náo động, các điểm múa cột, chơi games và mái vòm leo núi. Ý tưởng của Van Eyck là cung cấp cho trẻ em một loạt các dạng cấu trúc mở - thay vì xích đu, đường tròn…, sự sáng tạo của trẻ nhỏ sẽ được kích thích và chúng sẽ phát minh ra các trò chơi mới.

“Không giới hạn” -  Những đứa trẻ ở  Manchester năm 1968, trong một ảnh của Shirley Baker có mặt trong triển lãm Play Well.
“Không giới hạn” - Những đứa trẻ ở Manchester năm 1968, trong một ảnh của Shirley Baker có mặt trong triển lãm Play Well.
Sân chơi Phiêu lưu ở Faraday Road, Notting Hill, Anh.
Sân chơi Phiêu lưu ở Faraday Road, Notting Hill, Anh.

Các sân chơi dành cho trẻ nhỏ của Eyck trở thành một phần quen thuộc của đường phố Amsterdam. Đối với Van Eyck, sân chơi là nơi đứa trẻ có thể là chúa tể của thành phố. Cùng với việc mở rộng cho trẻ em ý thức về quyền sở hữu đô thị, các khu vực làm sân chơi không có hàng rào của ông đã khuyến khích một thái độ thoải mái hơn so với rủi ro. Thậm chí, một số sân chơi còn nằm trên các vị trí trung tâm của các con đường - buộc trẻ em và xe hơi phải nhận thức rõ hơn về nhau, khiến thành phố cảm thấy như một nơi bình đẳng hơn, dễ tiếp cận hơn.

Một trong những công trình của  Aldo van Eyck, bên đường, sân chơi không có hàng rào.
Một trong những công trình của Aldo van Eyck, bên đường, sân chơi không có hàng rào.

Công trình của Van Eyck, được các kiến trúc sư và nhà tâm lý học ca ngợi, nhưng ý tưởng về những đứa trẻ được giải thoát khỏi hàng rào đã gióng lên hồi chuông cảnh báo giữa các cơ quan bảo vệ sức khỏe và an toàn xuất phát từ những nơi vẫn còn khuynh hướng bảo thủ trên thế giới. Vì thế, những ý tưởng của ông hiếm khi được lặp lại ở những nơi khác.

“Hãy làm theo ý riêng của bạn” và một con tàu cướp biển trong sân chơi tưởng niệm Diana, Anh.
“Hãy làm theo ý riêng của bạn” và một con tàu cướp biển trong sân chơi tưởng niệm Diana, Anh.

Một cuộc triển lãm mở ra ở London mang tên Play Well-Welcome Collection (Chơi hay-Bộ sưu tập đón chào) khai mạc ngày 24-10-2019 kéo dài đến 8-3-2020, giới thiệu một số “cách chơi” đã từng biến đổi cả thời thơ ấu và xã hội. Sử dụng màn hình của đồ chơi, trò chơi lịch sử, tác phẩm nghệ thuật và thiết kế, triển lãm này tạo khả năng phục hồi cảm xúc và thể chất. Triển lãm bao gồm: hình ảnh của trẻ em chơi trên đường phố, trong sân chơi; việc sản xuất đồ chơi thương mại; trò chơi kỹ thuật số và không gian.

Sân chơi “Kol 37” ở Berlin, Đức.
Sân chơi “Kol 37” ở Berlin, Đức.

Thông qua đồ chơi, trò chơi, tác phẩm nghệ thuật và thiết kế từ xưa đến nay, triển lãm này điều tra cách chúng ta chơi khi còn nhỏ và trẻ em chơi như thế nào, cũng như tầm quan trọng của nó trong việc phát triển các mối quan hệ xã hội, khả năng phục hồi cảm xúc và thể chất. Nó xem xét sự liên quan của trò chơi trong thế giới người lớn và vai trò quan trọng của nó trong việc bồi dưỡng trí tưởng tượng, cho phép trẻ nhỏ suy nghĩ độc lập và thách thức hiện trạng. Từ trò chơi điện tử, chơi khối, truyện tranh và hình ảnh trẻ em chơi ở các môi trường khác nhau như sân chơi trong những năm 1950 hoặc trại tị nạn, đến không gian chơi của Adam James - người đã được giao nhiệm vụ tạo ra một không gian vui chơi cho du khách để xem xét tác động của trò chơi trong cuộc sống của họ.

Nhào lộn trên con kênh lưới - Góc sân chơi ở Stratford, London.
Nhào lộn trên con kênh lưới - Góc sân chơi ở Stratford, London.

Triển lãm  Play Well có tác phẩm của nhà triết học giáo dục Jean Jacques Rousseau và các nhà lý thuyết khác, cũng như một biểu đồ theo dõi sự phát triển của các sản phẩm Lego và thiết kế sân chơi tiên phong của kiến ​​trúc sư người Hà Lan Aldo Van Eyck. Triển lãm này mời khách tham quan phản ánh về những thay đổi của trò chơi trong lịch sử hiện đại cũng như khả năng biến đổi của nó trong tất cả chúng ta; tầm quan trọng của nó trong việc giúp tạo ra các kết nối xã hội trong khi phát triển sự sáng tạo và thể chất.

Chúng ta thường nuông chiều con cái lúc chúng còn bé nhưng trẻ con không cần được bảo vệ quá mức bởi người lớn ở những sân chơi. Ở đây, chúng có thể tạo ra những ngôi nhà, những khung leo trèo riêng mình. Và trên hết, đó là một nơi mà trẻ nhỏ có thể gặp gỡ bạn bè của mình, nơi họ có thể kết bạn mới, trong một bầu không khí rất tự do và dễ dãi.

HOÀNG ĐẶNG (Theo The Guardian)

;
;
.
.
.
.
.