Đà Nẵng cuối tuần

Cuộc sống qua ảnh

Dấu Chăm xưa nơi cổ tháp Chiên Đàn

15:24, 07/05/2022 (GMT+7)

Di tích Quốc gia tháp Chăm Chiên Đàn nằm bên quốc lộ 1A, thuộc địa bàn xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 60km về phía Nam. Đây là nơi tọa lạc của quần thể 3 ngọn tháp Chăm cổ được xây dựng vào cuối thế kỷ X - đầu thế kỷ XI nhằm thờ cúng 3 vị thần: Siva, Vishnu, Brahma trong văn hóa Chăm.

Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Chiên Đàn được phiên âm từ chữ Chandan trong tiếng Phạn, có nghĩa là “cây lô hội”. Trải qua thời gian, tổng thể di tích này không giữ được vẹn nguyên hình hài xưa nhưng khu trung tâm vẫn còn dáng dấp đặc trưng của văn hóa Chăm. Nơi đây được các nhà nghiên cứu đánh giá có nhiều hiện vật bằng sa thạch nhất trong số các nhóm 3 tháp Chăm ở tỉnh Quảng Nam là: Chiên Đàn, Khương Mỹ, Bằng An.

Đà Nẵng cuối tuần giới thiệu những hình ảnh “Dấu Chăm xưa nơi cổ tháp Chiên Đàn” của phóng viên Xuân Sơn. 

Ba ngọn tháp Chăm ở Chiên Đàn đứng song song với nhau theo trục Bắc - Nam nhưng cùng hướng mặt về phía Đông, bao gồm: Tháp Bắc, Tháp Giữa và Tháp Nam.
Ba ngọn tháp Chăm ở Chiên Đàn đứng song song với nhau theo trục Bắc - Nam nhưng cùng hướng mặt về phía Đông, bao gồm: Tháp Bắc, Tháp Giữa và Tháp Nam.
Trên thân các tháp không có hoa văn trang trí. Mỗi tháp có 3 cửa giả và 1 cửa ra vào, phía trên có vòm uốn cong và nhọn lên thành hình lá đề.
Trên thân các tháp không có hoa văn trang trí. Mỗi tháp có 3 cửa giả và 1 cửa ra vào, phía trên có vòm uốn cong và nhọn lên thành hình lá đề.
Tháp Giữa còn khá nguyên vẹn. Đỉnh tháp còn lại một tầng, tiền sảnh và các cửa giả bị sụp hỏng mất phần chân trong khi hai tháp Bắc và Nam chỉ còn lại phần thân.
Tháp Giữa còn khá nguyên vẹn. Đỉnh tháp còn lại một tầng, tiền sảnh và các cửa giả bị sụp hỏng mất phần chân trong khi hai tháp Bắc và Nam chỉ còn lại phần thân.
Kết cấu xây dựng vững chắc theo thời gian của tháp Chăm Chiên Đàn và kiến trúc Chăm nói chung vẫn là một bí ẩn.
Kết cấu xây dựng vững chắc theo thời gian của tháp Chăm Chiên Đàn và kiến trúc Chăm nói chung vẫn là một bí ẩn.
Các nhà nghiên cứu xếp tháp Chiên Đàn vào nhóm tháp thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Chăm ở Mỹ Sơn và phong cách Chăm ở Bình Định.
Các nhà nghiên cứu xếp tháp Chiên Đàn vào nhóm tháp thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Chăm ở Mỹ Sơn và phong cách Chăm ở Bình Định.
Cuộc khai quật chân tháp Chiên Đàn năm 1989 giúp các nhà khảo cổ tìm thấy một hệ thống mô típ trang trí chân tường cùng hàng trăm tác phẩm điêu khắc, đài thờ, bi ký, tượng Chăm… có giá trị theo phong cách Chánh Lộ (thế kỷ XI-đầu thế kỷ XII).
Cuộc khai quật chân tháp Chiên Đàn năm 1989 giúp các nhà khảo cổ tìm thấy một hệ thống mô típ trang trí chân tường cùng hàng trăm tác phẩm điêu khắc, đài thờ, bi ký, tượng Chăm… có giá trị theo phong cách Chánh Lộ (thế kỷ XI-đầu thế kỷ XII).

 Hãy gửi cho chúng tôi những tác phẩm mà các bạn yêu thích.
Địa chỉ: tsbaodanang@gmail.com

.