Non nước Ngũ Hành Sơn

ĐNO - Qua những góc ảnh lạ mắt, danh thắng Ngũ Hành Sơn hiện lên như bức tranh kỳ vĩ với sự kết hợp giữa núi với sông, giữa phố với biển. Thiên nhiên đã ưu ái cho di tích cấp quốc gia đặc biệt này những lợi thế riêng không nơi nào có được.

Ảnh: XUÂN SƠN
Toàn cảnh Ngũ Hành Sơn nhìn từ không trung.
Ảnh: XUÂN SƠN
Bức tranh thiên nhiên Ngũ Hành Sơn với non xanh, nước biếc. 
Ảnh: XUÂN SƠN
Cảnh sắc bình yên ở dòng sông Cổ Cò. Bên trái ảnh là ngọn Thổ Sơn, giữa là Kim Sơn - nơi có chùa Quán Thế Âm.
Ảnh: XUÂN SƠN
Ngọn Thủy Sơn nhìn từ trên cao.
Ngọn Kim Sơn (cao hơn) bên cạnh 2 ngọn Hỏa Sơn (thấp hơn), nằm ở phía tây cụm núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, bên phải đường Đà Nẵng - Hội An.
Ngọn Kim Sơn (cao hơn) bên cạnh cụm ngọn Hỏa Sơn (thấp hơn), nằm ở phía tây quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn. 
Ngọn Mộc Sơn trong cụm núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, thẳng phía nam ngọn Thủy Sơn (ở phía đông nam cụm núi), bên trái đường Đà Nẵng-Hội An.
Ngọn Mộc Sơn ở phía đông nam cụm danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Ảnh: XUÂN SƠN
Thiên nhiên nhìn từ đỉnh ngọn Thủy Sơn.
Ảnh: XUÂN SƠN
Cây lá phát triển trên những mỏm đá có từ ngàn đời. 
Ảnh: XUÂN SƠN
Một góc làng đá mỹ nghệ Non nước dưới chân Ngũ Hành Sơn.

Ngày 16-4, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 519/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn. Theo đó, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch, có diện tích 1.049.701m2, được xác định theo bản đồ khoanh vùng Khu vực bảo vệ I và Khu vực bảo vệ II của di tích, thuộc địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích, hài hòa với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dịch vụ du lịch; trở thành không gian văn hóa, không gian tổ chức lễ hội kết hợp điểm vui chơi giải trí đặc sắc của thành phố Đà Nẵng, điểm đến quan trọng trên hành trình du lịch “Con đường Di sản miền Trung”; đồng thời, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các giá trị đặc trưng, hệ sinh thái nguyên gốc của di tích. Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch nhằm định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật của khu vực di tích; bảo đảm kết nối hài hòa, đồng bộ với cảnh quan, môi trường xung quanh, với quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng và các quy hoạch khác có liên quan. (X.S)

HUỲNH VĂN TRUYỀN 

;
;
.
.
.
.
.