Dấu chân người lính Biên phòng nơi biên cương

ĐNO - Đối mặt với khí hậu khắc nghiệt, đời sống thiếu thốn, những người lính Biên phòng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) vẫn kiên cường bám địa bàn.

Họ ngày đêm chốt chặn đường mòn, mở lối, cắt rừng, trèo đèo, vượt suối tuần tra kiểm soát dọc tuyến biên cương để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép và phòng, chống Covid-19 hiệu quả, bảo đảm cho người dân vui xuân, đón Tết an toàn.

Trên đường tuần tra, kiểm soát, các cán bộ, chiến sĩ phải đi qua nhiều dốc đá nguy hiểm. sạt lỡ. Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ga Ry trên đường làm nhiệm vụ tuần tra.
Trên đường tuần tra, kiểm soát, các cán bộ, chiến sĩ phải đi qua nhiều dốc đá nguy hiểm. sạt lở. Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ga Ry trên đường làm nhiệm vụ tuần tra.

Những ngày giáp Tết Tân Sửu 2021, chúng tôi rời thành phố Đà Nẵng lên vùng biên giới Tây Giang (tỉnh Quảng Nam). Sau hơn 7 giờ đồng hồ, vượt qua tuyến đường gần 200km đầy dốc núi, quanh co, hàng chục điểm sạt lở nguy hiểm, chúng tôi đặt chân đến Đồn Biên phòng Ga Ry (xã Ga Ry, huyện Tây Giang).

Đồn có 1 trạm cửa khẩu biên giới Tây Giang, 3 tổ tuần tra kiểm soát lưu động cùng 3 điểm chốt kiểm soát bảo vệ biên giới, phòng chống Covid-19 (chốt GLao thuộc xã Ga Ry, chốt Ch'nóoc và chốt Atu 1 thuộc xã Ch'ơm).

Hiện nhiệm vụ chính của cán bộ, chiến sĩ tại Đồn là bảo vệ 27,33 km đường biên giới, từ cột mốc 691 đến cột mốc 702, giáp ranh với huyện Kạ Lừm (tỉnh Sê Kông, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép và phòng, chống Covid-19, nhất là trong thời điểm Tết đến, xuân về.

Có đến tận nơi, tận mắt chứng kiến cuộc sống của những người lính Biên phòng nơi rừng thiêng, nước độc khó khăn đến nhường nào. Ngoài việc canh gác tại điểm chốt ngăn chặn người dân người qua lại khu vực biên giới, cán bộ, chiến sĩ còn phải tuần tra hàng chục km đường rừng, dốc núi trơn trượt, rắn và côn trùng có độc tố có thể tấn công bắt cứ lúc nào. Trong năm 2020, các cơn bão đã làm nhiều đoạn trên đường tuần tra bị sạt lở nghiêm trọng; nơi trú ẩn bị vùi lấp; một số chốt bị cô lập hoàn toàn suốt nhiều ngày liền.

Tương tự, Đồn Biên phòng A Xan (huyện Tây Giang) cũng có 3 điểm chốt. Trong đó, điểm chốt số 1 và số 3 tại thôn T’râm, điểm chốt số 2 tại thôn Aring. Mỗi điểm chốt có 5 cán bộ, chiến sĩ Biên phòng và 1 dân quân. Đồn Biên phòng A Xan kiểm soát 18,3 km đường biên giới, từ cột mốc 685 đến cột mốc 690. Vị trí 3 điểm chốt đóng chân đều nằm ở giữa rừng sâu, cây cối rậm rạp, nhiều đoạn sạt lở nghiêm trọng, đi lại vô cùng khó khăn, điều kiện ăn ở vất vả, thiếu thốn. Trong đó, điểm chốt số 2 đóng chân tại thôn Aring xa nhất, phải mất hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ đường đèo núi mới đến nơi. Hầu hết các điểm chốt đều không có điện, sóng điện thoại chập chờn nên việc liên lạc gặp nhiều trở ngại.

Tại khu vực Đồn Biên phòng Ga Ry và Đồn Biên phòng A Xan phụ trách có 4 xã của huyện Tây Giang gồm: Ga Ry, Ch'ơm, A Xan, Tr'Hy với 1.862 hộ, 7.318 khẩu. Đa số người dân tại các xã này là đồng bào dân tộc Cơ tu, phía bên kia đỉnh núi là nước bạn Lào.  

Mỗi ngày, 4 tổ cơ động của 2 đồn biên phòng xuống thôn, bản các xã làm nhiệm vụ tuần tra; phối hợp già làng, trưởng bản, người có uy tín ở các thôn, bản tuyên truyền công tác phòng, chống Covid-19, vận động người dân không vượt biên; kiên quyết tố giác tội phạm, nhất là trường hợp nghi vấn nhập cảnh trái phép. Đặc thù địa bàn rộng lớn, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều phải là một người làm công tác dân vận giỏi, gần gũi với nhân dân.

Trong năm 2020, các cơn bão đã làm nhiều đoạn trên đường tuần tra bị sạt lỡ nghiêm trọng, một số chốt bị cô lập hoàn toàn. Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ga Ry đi tuần tra qua cây cầu tre bắc tạm bợ sau khi cơn bão số 5 (năm 2020) cuốn trôi cây cầu kiên cố.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ga Ry đi tuần tra qua cây cầu tre bắc tạm bợ sau khi cơn bão số 5 (năm 2020) cuốn trôi cây cầu kiên cố.
Mỗi ngày đêm, cán bộ, chiến sĩ phải tuần tra hàng chục km đường rừng, dốc núi trơn trượt, rắn và côn trùng có độc tố có thể tấn công bắt cứ lúc nào.
Mỗi ngày đêm, cán bộ, chiến sĩ phải tuần tra hàng chục km đường rừng, dốc núi trơn trượt, rắn và côn trùng có độc tố có thể tấn công bắt cứ lúc nào.
Nhiều cột mốc ở xa, cán bộ, chiến sĩ phải đi hơn một ngày đường và buổi tối mắc võng ngủ trên rừng.
Nhiều cột mốc ở xa, cán bộ, chiến sĩ phải đi hơn một ngày đường và buổi tối mắc võng ngủ trên rừng.
Hằng ngày, tổ công tác tuần tra bộ qua nhiều km đường rừng núi hiểm trở. Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Xan trên đường tuần tra đường mòn, lối mở.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Xan trên đường tuần tra đường mòn, lối mở.
Các đường biên, cột mốc nằm sát địa phận của nước bạn Lào. Trong ảnh: Tổ tuần tra Đồn Biên phòng A Xan tại khu vực ranh giới với nước bạn Lào.
Tổ tuần tra Đồn Biên phòng A Xan tại khu vực ranh giới với nước bạn Lào.
Khi tuần tra tới cột mốc, tổ công tác sẽ thực hiện đầy đủ các nghi thức và tổ chức vệ sinh khu vực cột mốc theo quy định.
Khi tuần tra tới cột mốc, tổ công tác sẽ thực hiện đầy đủ các nghi thức và tổ chức vệ sinh khu vực cột mốc theo quy định.
Đặc thù địa bàn rộng lớn, các cán bộ, chiến sĩ phải là một người làm dân vận giỏi, bám nhân dân, bản làng để phối hợp ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép và tuyên truyền phòng, chống Covid-19.
Đặc thù địa bàn rộng lớn, các cán bộ, chiến sĩ phải là một người làm dân vận giỏi, bám nhân dân, bản làng để phối hợp ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép và tuyên truyền phòng, chống Covid-19.
Người dân tại khu vực Đồn Biên phòng Ga Ry và A Xan phụ trách đa số là người dân Cơ tu. Trong ảnh: Học sinh người Cơ tu băng rừng đi học
Người dân tại khu vực Đồn Biên phòng Ga Ry và A Xan phụ trách đa số là người dân Cơ tu. Trong ảnh: Học sinh người Cơ tu băng rừng đi học.

 XUÂN DŨNG - LÊ HÙNG thực hiện

;
;
.
.
.
.