Cần bình tĩnh, không nên tích trữ hàng hóa ồ ạt

.

Từ lâu nay, người Việt Nam thường có tâm lý tích trữ một lượng lớn hàng hóa nhằm phục vụ nhu cầu trong gia đình vào các dịp Tết Nguyên đán hay mỗi khi có thiên tai, lũ lụt. Những ngày cuối tuần qua, trước tâm lý lo lắng vì tình hình Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhất là khi nước ta công bố các ca nhiễm mới sau hơn 20 ngày không phát sinh thêm ca nhiễm nào, nhiều người dân trên địa bàn thành phố đã đổ xô vào các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ để mua sắm hàng hóa…

Điều này gây ra cảnh chen chúc giữa hàng dài người đứng chờ đợi trong suốt nhiều tiếng đồng hồ chỉ để thanh toán tiền.

Kể từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, đây là lần đầu tiên các siêu thị ghi nhận sức mua tăng cao trở lại, ước tính tăng 20 - 40% so với những ngày trước đó. Những mặt hàng được tiêu thụ mạnh (mì tôm, gạo, nước mắm, đồ đóng hộp…) trong cùng thời điểm khiến các đơn vị kinh doanh phải nhanh chóng tiếp hàng để bảo đảm cung ứng cho nhu cầu tăng đột biến của người dân. “Cơn sốt” tích trữ hàng hóa lần này khiến người ta nhớ lại việc người dân Đà Nẵng nói riêng, một số tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung, xếp hàng dài đổ xô đi mua khẩu trang.

Từ lâu nay, người Việt Nam thường có tâm lý tích trữ một lượng lớn hàng hóa nhằm phục vụ nhu cầu trong gia đình vào các dịp Tết Nguyên đán hay mỗi khi có thiên tai, lũ lụt. Những ngày cuối tuần qua, trước tâm lý lo lắng vì tình hình Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhất là khi nước ta công bố các ca nhiễm mới sau hơn 20 ngày không phát sinh thêm ca nhiễm nào, nhiều người dân trên địa bàn thành phố đã đổ xô vào các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ để mua sắm hàng hóa… Điều này gây ra cảnh chen chúc giữa hàng dài người đứng chờ đợi trong suốt nhiều tiếng đồng hồ chỉ để thanh toán tiền.

Kể từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, đây là lần đầu tiên các siêu thị ghi nhận sức mua tăng cao trở lại, ước tính tăng 20 - 40% so với những ngày trước đó. Những mặt hàng được tiêu thụ mạnh (mì tôm, gạo, nước mắm, đồ đóng hộp…) trong cùng thời điểm khiến các đơn vị kinh doanh phải nhanh chóng tiếp hàng để bảo đảm cung ứng cho nhu cầu tăng đột biến của người dân.

“Cơn sốt” tích trữ hàng hóa lần này khiến người ta nhớ lại việc người dân Đà Nẵng nói riêng, một số tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung, xếp hàng dài đổ xô đi mua khẩu trang y tế khi Covid-19 xuất hiện ở nước ta. Việc người dân đổ xô đi mua thực phẩm không chỉ gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ ở một số siêu thị, chợ, mà còn vô tình tiếp tay tạo điều kiện cho việc len lỏi lưu thông các nguồn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng gần hết hạn sử dụng, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường, dẫn tới nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm.

Lo lắng và chủ động có sự chuẩn bị cho sức khỏe, cuộc sống của gia đình là nhu cầu tất yếu và hoàn toàn chính đáng của mỗi người dân; tuy nhiên, nếu hành động một cách thái quá, cộng thêm đó là tâm lý chạy theo đám đông trong việc tích trữ hàng hóa mỗi khi xảy ra sự cố thiên tai, dịch bệnh sẽ rất dễ kéo theo những nguy cơ, hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe.

Trước hết, theo cảnh báo từ các ngành chức năng thì việc tích trữ quá nhiều hàng hóa trong gia đình sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây hư hỏng, nhất là các sản phẩm có nhiều chất đạm như: thịt, cá, cua, tôm...

Bên cạnh đó, các loại rau, củ, quả nếu để lâu ngày không sử dụng hết sẽ dễ bị nấm mốc, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm bệnh tật. Đặc biệt, với đời sống ngày càng được nâng cao, ngày nay, hầu như gia đình nào cũng sắm cho mình chiếc tủ lạnh hiện đại, có nhiều công năng và xem đây là “bảo bối” để yên tâm trong việc tích trữ thực phẩm trong hàng tháng trời.

Song thực tế, theo các nhà kinh doanh mặt hàng này, tủ lạnh chỉ có công năng bảo quản thực phẩm được trong một thời gian nhất định và cũng phải tùy từng loại thực phẩm để có thời gian bảo quản khác nhau, theo khuyến cáo, thời gian bảo quản tốt nhất là từ 3 - 5 ngày.  

Với một thị trường phát triển sôi động và không ngừng lớn mạnh, Đà Nẵng hiện có gần 80 chợ cùng 8 siêu thị, trung tâm thương mại lớn và hàng trăm cửa hàng tiện lợi với nguồn hàng hóa dồi dào về số lượng, phong phú về chủng loại, từ hàng nội địa đến hàng ngoại nhập. Như vậy, có thể khẳng định dù có biến động do thiên tai, dịch bệnh, thị trường Đà Nẵng vẫn bảo đảm nguồn hàng dự trữ cũng như sự điều phối từ vĩ mô của Nhà nước.

Trước những diễn biến phát sinh trên thị trường trong các ngày qua, ngày 7-3, Sở Công thương thành phố đã nhanh chóng có văn bản kêu gọi người dân cần an tâm và hạn chế tích trữ hàng hóa; chủ động cùng với các nhà phân phối, các trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ trên địa bàn có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ lực lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, bảo đảm không để xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn cung hàng hóa.

Cụ thể, hiện nay, hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị như: MM Mega Market, Co.op Mart, Big C, Lotte… và các chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng luôn có nguồn dự trữ hàng hóa và bảo đảm cung cấp đủ lượng hàng hóa tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân. Lãnh đạo các siêu thị đã cam kết và sẵn sàng cung ứng tăng 20-40% các chủng loại thực phẩm từ hệ thống chuỗi siêu thị của mình và hệ thống các nhà cung cấp toàn quốc.

Ban quản lý các chợ truyền thống trên địa bàn cùng cơ quan quản lý thị trường đang tích cực triển khai công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát giá cả các mặt hàng nhằm không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến; đồng thời sẽ có hình thức xử lý nghiêm đối với các đối tượng lợi dụng tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh để thu gom, đầu cơ, tăng giá hàng hóa. Đây cũng là động thái tích cực cần sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời của các cơ quan chức năng nhằm giữ ổn định thị trường cũng như góp phần an dân.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị thành phố trong thời gian qua nhằm triển khai hiệu quả công tác phòng, ngừa Covid-19 cũng như tích cực bình ổn thị trường, giữ gìn sự an tâm cho người dân, du khách về điểm đến, các ngành chức năng khuyến cáo người dân không nên tích trữ hàng hóa hay lan truyền những thông tin gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của cả cộng đồng.

Điều thành phố mong muốn lúc này là toàn dân hãy bình tĩnh, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn, trong việc phòng, chống Covid-19; đồng thuận cùng thành phố trong việc nâng cao công tác phòng, chống dịch bệnh, giữ gìn sự bình ổn trong cuộc sống và phát huy truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc.

KHÁNH HÒA

;
;
.
.
.
.
.