.
Bảng E:

Hà Lan- Nhật (18h30 ngày 19-6): Bay vào tâm bão

.

(ĐNĐT) - Vững tin sau khi có được 3 điểm quý giá đầu tay, đội bóng đến từ đất nước Mặt trời mọc đã sẵn sàng đối đầu với cơn cuồng phong made in Hà Lan

Hà Lan đã quá vất vả trước các Chú lính chì Đan Mạch được tổ chức tốt, phải nhờ tới pha phản lưới nhà của S.Poulsen, họ mới khai thông được thế bế tắc để có trận thắng 2-0 ở trận mở màn.

Nhiều khả năng niềm vui chiến thắng tiếp tục ở lại với Hà Lan

Sau trận đầu tiên, Nhật Bản đã gây bất ngờ lớn khi nối mạch thắng của châu Á trước Cameroon. Lần này, các chiến binh Samurai đã trình diễn một lối chơi hay hơn hẳn so với khi họ là chủ nhà của World Cup 2002. Họ đã từ bỏ lối đá nhỏ truyền thống để áp dụng một lối chơi đậm chất châu Âu và đương nhiên HLV Okada sẽ tiếp tục chiến thuật này khi họ phải đối mặt với “Cơn lốc màu cam”.

Tiền vệ ngoài 30 tuổi Matsui, người đóng thế Nakamura một cách xuất sắc ở trận đấu trước, chắc chắn vào sân ngay từ đầu để dẫn dắt lối chơi của đội tuyển Nhật Bản, đặc biệt là những pha lên bóng từ cách phải. Và đương nhiên HLV Okada sẽ tiếp tục tin dùng Keishuke Honda trên hàng công của mình.

Trong trận đấu với Nhật Bản, đương nhiên là Cơn lốc da cam Hà Lan được đặt ở cửa trên trước đại diện châu Á, nhưng họ sẽ phải cẩn trọng. Có thể, HLV Bert van Marwijk sẽ tiếp tục sử dụng Wesley Sneijder với bộ khung của trận đầu ra quân. Trong trường hợp đó, chắc hẳn ông muốn dành thêm thời gian để Arjen Robben, cầu thủ có đôi chân huyền diệu có thời gian hồi phục, sẵn sàng cho những toan tính dài hơi.

Đội hình dự kiến:

ĐT Hà Lan (4-2-3-1): Stekelenburg; Van der Wiel, Heitinga, Mathijsen, van Bronckhorst; van Bommel, Nigel de Jong; Kuyt, Sneijder, van der Vaart; van Persie.

ĐT Nhật Bản (5-4-1): Kawashima; Komano, Nakazawa, Tanaka, Nagatomo, Hasebe; Abe, Endo, Matsui, Okubo; Honda.

Cameroon- Đan Mạch (1h30 ngày 20-6): Tái bản cổ tích Andersen

Ở châu Phi, Cameroon là đội bóng giàu truyền thống nhất với 5 lần góp mặt tại các kỳ World Cup. Họ cũng một trong 2 đại diện châu Phi đầu tiên vào tới tứ kết World Cup năm 1990 (đội còn lại là Senegal năm 2002), đồng thời là thành tích cao nhất của bóng đá châu Phi qua các kỳ World Cup. Nhưng trước mắt họ là những chiến binh Viking đang sục sôi quyết tâm.

Các chiến binh Vikking liệu có vượt qua Sư tử châu Phi?


Cameroon đang nhận được sự cổ vũ hết mình CĐV nước chủ nhà. Lực lượng hùng hậu, nền tảng thể lực sung mãn, sự kết hợp hài hòa giữa những cựu binh dày dạn trận mạc với các ngôi sao mới, cộng thêm sự dẫn dắt tài tình của HLV Paul Le Guen mới là điều đáng nói của Cameroon tại vòng chung kết World Cup 2010.

Với đẳng cấp, kinh nghiệm, tố chất thủ lĩnh và tài săn bàn bậc thầy, Eto’o là vũ khí mạnh nhất và là niềm hy vọng lớn nhất của Cameroon. Được tin tưởng, đội trưởng Eto’o liệu có đáp lại niềm tin của HLV Paul Le Guen hay không? Ngoài ra, bên cạnh Eto’o là thủ lĩnh trên hàng công, các tuyến còn lại của Cameroon cũng đều được xây dựng dựa trên nòng cốt là những nhân tố đang chơi bóng tại châu Âu. Đó là Alexander Song đánh chặn tuyệt hay, rồi nhà kiến thiết Enama và cả cầu thủ con thoi Jean Makoun ở khu vực giữ sân.

Cả Cameroon và Đan Mạch đều thất bại ở loạt trận mở, nên cả hai đội bóng này đều quyết tâm tìm kiếm một trận thắng để nuôi duy trì cơ hội đoạt vé vào vòng 2. Tính cả thất bại 0-1 trước Nhật Bản, Cameroon đã trải qua 8 trận không biết mùi chiến thắng. Nếu cụ thể hóa niềm tin, họ phải không thể mắc thêm một sai lầm nào nữa.

Trước trận đấu này, Đan Mạch chưa từng thua một đội bóng châu Phi nào ở các VCK World Cup, tuy vậy, “Những chú lính chì” chưa chắc có sự trở lại của Jon Dahl Tomasson và Mikkel Beckmann do chấn thương. HLV Morten Olsen đang hy vọng chân sút Nicklas Bendtner của Arsenal sẽ kịp bình phục để các học trò viết tiếp câu truyện cổ tích cho quốc gia khu vực Scandinavia.

Đội hình dự kiến:

ĐT Cameroon (4-3-2-1): Hamidou; M"Bia, N"Koulou, Bassong, Assou-Ekotto; Matip, Makoun, Enoh, Eto"o, Choupo-Moting; Webó.

ĐT Đan Mạch (4-4-2): Sørensen; Jacobsen, Kjær, Agger, Poulsen; Poulsen, Kahlenberg, Jørgensen, Rommedahl; Enevoldsen, Bendtne.

HẢI SƠN

;
.
.
.
.
.