Toàn cảnh khu vực quy hoạch quảng trường trung tâm thành phố

ĐNO - Trong đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quảng trường trung tâm Đà Nẵng được quy hoạch tại phường Thạch Thang và phường Hải Châu 1 (quận Hải Châu) với diện tích khoảng 9ha, trong đó lấy Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt thành Điện Hải làm trung tâm.

Ảnh: XUÂN SƠN
Khu vực định hướng quảng trường trung tâm nằm ven sông Hàn thuộc phường Thạch Thang và Hải Châu 1, quận Hải Châu với diện tích khoảng 9ha và được giới hạn bởi các đường Lý Tự Trọng - Nguyễn Chí Thanh - Quang Trung - Trần Phú - Thư viện Tổng hợp thành phố - sông Hàn. Ảnh: Sở Xây dựng thành phố
Ảnh: XUÂN SƠN
Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Phùng Phú Phong cho hay, quảng trường trung tâm thành phố được đặc trưng bởi các công trình kiến trúc đại diện cho sự phát triển gắn liền với các công trình có bề dày lịch sử và văn hóa của Đà Nẵng như thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, Thư viện tổng hợp Đà Nẵng... Ảnh: X.S
Ảnh: XUÂN SƠN
Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt thành Điện Hải - chứng tích của những ngày đầu kháng Pháp của người Đà Nẵng nằm ở vị trí trọng điểm của quảng trường trung tâm. Ảnh: X.S
Ảnh: XUÂN SƠN
Bảo tàng Đà Nẵng hiện tại nằm trong vùng lõi của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt thành Điện Hải. Bảo tàng này sẽ được di dời về địa điểm 42 Bạch Đằng - cũng là một phần trong quy hoạch quảng trường trung tâm. Ảnh: X.S
Ảnh: XUÂN SƠN
Sở Văn hóa và Thể thao thành phố vừa phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu “Xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng để làm Bảo tàng Đà Nẵng” với giá trị 321 tỷ đồng. Ảnh: X.S
Ảnh: XUÂN SƠN
"Hành lang xanh" của quảng trường trung tâm sẽ là tuyến đường Lý Tự Trọng. Ảnh: X.s
Ảnh: XUÂN SƠN
Tiếp giáp với "hành lang xanh" Lý Tự Trọng là tuyến đường Nguyễn Chí Thanh. Trong ảnh: Khu vực sau lưng thành Điện Hải nhìn ra tuyến đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: X.S
Ảnh: XUÂN SƠN
Khu vực tường rào của cơ sở 42 Bạch Đằng sau khi xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng sẽ được tháo dỡ, tạo không gian thông suốt cho quảng trường. Trong ảnh: Tuyến đường Quang Trung tiếp giáp với cơ sở 42 Bạch Đằng. Ảnh: X.S
Ảnh: XUÂN SƠN
Tuyến đường Trần Phú - một trong những tuyến đường đẹp của thành phố là một phần quan trọng trong quy hoạch xây dựng quảng trường trung tâm. Ảnh: X.S
Ảnh: XUÂN SƠN
Hai tòa cao ốc là tòa nhà Trung tâm Hành chính thành phố và khách sạn Novotel 36 tầng là điểm nhấn kiến trúc của quảng trường trung tâm. Ảnh: X.S
Sau khi hoàn thành dự án này, Quảng trường trung tâm kết hợp với tuyến cảnh quan bờ Tây sông Hàn sẽ trở thành không gian công cộng biểu tượng cho người dân và tầm nhìn đô thị bản sắc của Đà Nẵng.
Trong tương lai, tuyến đường Bạch Đằng sẽ là tuyến đi bộ ven sông Hàn kéo dài từ chân cầu Trần Thị Lý đến cầu Thuận Phước, ngang qua quảng trường trung tâm. Ảnh: X.S
Ảnh: XUÂN SƠN
Dự án quảng trường trung tâm sau khi hoàn thành sẽ kết hợp với tuyến cảnh quan bờ Tây sông Hàn để trở thành không gian công cộng biểu tượng cho người dân và tầm nhìn đô thị bản sắc của Đà Nẵng. Ảnh: X.S

Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Phùng Phú Phong cho biết, diện tích quảng trường trung tâm không lớn, không thể mở rộng được. Vì thế, phải có giải pháp giao thông cho hai tuyến đường Bạch Đằng và Trần Phú. Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng quảng trường, công trình giao thông ngầm, bãi đậu xe ngầm, chiếu sáng nghệ thuật… cần nguồn kinh phí lớn. Các nội dung kỹ thuật công trình, kinh phí đầu tư được nghiên cứu cụ thể tại các bước tiếp theo.

Bên cạnh đó, cần có quy chế quản lý, thiết kế đô thị thật tốt, chặt chẽ để hài hòa giữa việc gìn giữ bản sắc, nét đặc trưng của đô thị và nhu cầu sinh sống, phát triển của người dân nằm trong khu vực. 

 XUÂN SƠN - XUÂN DŨNG

;
;
.
.
.
.
.