Công cụ phái sinh là một trong những công cụ tài chính quan trọng trên thị trường chứng khoán phái sinh. Nó được xem như là một cách thức để giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia các giao dịch liên quan đến tài sản cơ sở. Một số nhà đầu tư còn sử dụng các công cụ này để đầu cơ, tích trữ. Vậy công cụ phái sinh là gì và chúng đóng vai trò như thế nào đối với thị trường tài chính hiện nay? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Công cụ phái sinh là gì?
Công cụ phái sinh (Derivative instrument) là công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một tài sản cơ sở đã được phát hành trước đó. Ngoài ra, công cụ phái sinh còn là một hợp đồng giữa hai bên với mục đích trao đổi một số lượng chuẩn tài sản thực (vàng, dầu, ngô, khoai…) hay tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ…) theo giá xác định trước vào một ngày ấn định trước trong tương lai.
Vai trò của công cụ phái sinh
Mặc dù ra đời sau nhưng thị trường công cụ phái sinh đã thể hiện rõ vai trò của mình đối với thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Công cụ phái sinh giúp quản lý rủi ro
Thị trường công cụ phái sinh giúp chuyển rủi ro từ những người không thích rủi ro và ngại rủi ro thành những người chấp nhận rủi ro. Do giá cả công cụ phái sinh bị ảnh hưởng bởi giá trị giao ngay của tài sản cơ sở, nên chúng có thể được sử dụng để tăng hoặc giảm rủi ro khi nắm giữ những tài sản cơ sở đó.
Những người tham gia thị trường phái sinh với mục đích giảm thiểu rủi ro được gọi là người phòng hộ. Những người tham gia với mục đích tăng lợi nhuận, chấp nhận rủi ro được gọi là nhà đầu cơ.
Công cụ phái sinh cung cấp các chỉ báo
Giá trên các thị trường phái sinh tập trung thể hiện kỳ vọng của những người tham gia thị trường trong tương lai và hướng giá của tài sản cơ sở theo mức giá đó trong tương lai. Điển hình như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai cung cấp thông tin quan trọng về giá cả, làm cơ sở cho giá giao ngay của hàng hóa hay chứng khoán.
Giá trong hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai cũng bao gồm kỳ vọng của nhà đầu tư đối với tương lai của giá giao ngay. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng kỳ vọng này có thể thay đổi. Thị trường phái sinh không cung cấp các dự đoán trực tiếp về tương lai của giá giao ngay mà cung cấp những thông tin hữu ích về biến động giá hoặc những rủi ro của tài sản cơ sở.
Công cụ phái sinh tạo điều kiện thuận lợi trong điều hành
Thứ nhất, ưu điểm nổi bật nhất chính là chi phí giao dịch trên thị trường phái sinh thấp hơn thị trường giao ngay, do đó nhà giao dịch sẽ thấy hấp dẫn và dễ dàng giao dịch trên thị trường này thay vì thị trường giao ngay hoặc các nghiệp vụ hỗ trợ bổ sung trên thị trường giao ngay.
Thứ hai, thị trường phái sinh có xu hướng thanh khoản cao hơn thị trường giao ngay nhờ đòn bẩy tài chính cao, cho phép người tham gia giao dịch chỉ với một số tiền nhỏ. Bên cạnh đó, rủi ro và lợi nhuận được điều chỉnh đến bất kỳ mức độ mong muốn nào. Nhờ đó, thị trường phái sinh có khả năng “tiêu hóa” các giao dịch lớn.
Cuối cùng, nhà đầu tư dễ dàng bán khống trên thị trường phái sinh. Việc này mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Công cụ phái sinh giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường
Sự nới lỏng và chi phí giao dịch thấp của thị trường này tạo điều kiện cho hoạt động chênh lệch giá và điều chỉnh giá nhanh chóng sẽ loại bỏ những cơ hội này. Xã hội sẽ được hưởng lợi bởi giá của tài sản cơ sở thể hiện chính xác hơn giá trị thực của nền kinh tế.
Các loại công cụ phái sinh trên thị trường
Trên thị trường, các công cụ phái sinh cơ bản được chia làm 4 loại: Hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
Hợp đồng hoán đổi (Swaps)
Hợp đồng hoán đổi là loại hợp đồng cho phép trao đổi khoản thanh toán định kỳ về tín dụng, lãi suất, hàng hóa, tiền tệ…
Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)
Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về một tài sản cơ sở (hàng hoá, chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá thỏa thuận của ngày ký hợp đồng.
Hợp đồng tương lai (Futures)
Đây là một hình thức hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn được thực hiện trên thị trường tập trung. Thị trường giao dịch tập trung có chức năng kết nối bên mua với bên bán, đồng thời đảm bảo hai bên tuân thủ các nghĩa vụ trong giao dịch. Giá được áp dụng trong ngày đáo hạn hợp đồng gọi là giá tương lai.
Hợp đồng quyền chọn (Options)
Đây là loại hợp đồng thực hiện các chức năng đảm bảo cho chủ sở hữu quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để có thể mua hoặc bán một lượng nhất định tài sản cơ sở tại một mức giá xác định hoặc tại trước một thời điểm xác định trong tương lai.
Ngoài ra, còn có rất nhiều loại hợp đồng khác được xây dựng và áp dụng theo đặc thù của ngành dầu khí như: Hợp đồng Crack spread, Hợp đồng quyền chọn Calendar spread, các hợp đồng quy về cơ sở (Basis contracts), Hợp đồng Spark spread…
Kết luận
Với những thông tin bổ ích được đề cập trên bài viết, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công cụ phái sinh cũng như vai trò của chúng đối với thị trường tài chính hiện nay. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Đầu tư gì là trang tin tức tài chính, với hơn 10 năm trong lĩnh vực này. Website chuyên cung cấp kiến thức về các kênh đầu tư tài chính HOT nhất hiện nay như hàng hóa phái sinh, chứng khoán, forex, tiền điện tử, bất động sản... Cập nhật tin tức, phân tích tình hình kinh tế, tài chính, cơ hội đầu tư, tiền tệ, tỷ giá ngoại tệ cập nhật đầy đủ nhất tại Đầu tư gì.
CTCP Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á (SATC)
- Website: https://dautugi.com.vn/
- Email: giaodichhanghoaphaisinh@gmail.com
- Phone: 0971552728
- Address: CT36A Định Công, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
|